Ngày 18-5, đoàn công tác tỉnh Bạc Liêu do Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Lê Tấn Cận làm trưởng đoàn đã có chuyến thăm và làm việc với lãnh đạo UBND tỉnh Đồng Tháp. Tại đây, lãnh đạo 2 tỉnh đã trao đổi kinh nghiệm về mô hình "độc" của tỉnh Đồng Tháp đó là "Hội quán".
Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Bạc Liêu Lê Tấn Cận phát biểu tại buổi làm việc. Ảnh: Cổng TTĐTĐT
Theo ông Nguyễn Phước Thiện, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp, toàn tỉnh hiện có 135 hội quán (với gần 7.000 thành viên) tại 122/143 xã, phường, thị trấn của tỉnh. Trong đó, có 35 hợp tác xã nông nghiệp được thành lập từ hội quán và 14 hội quán đã được cấp mã số vùng trồng.
Các mô hình hội quán tập trung ở các loại hình sản xuất như: cây ăn trái; rau màu; lúa; hoa kiểng; cá tra, cá lồng bè; lươn thịt; khô mắm; bột; du lịch…
"Hội quán là nơi để bà con nông dân kết nối lại với nhau, cùng chia sẻ, hợp tác để phát triển sản xuất kinh doanh và nâng cao đời sống văn hóa tinh thần, thực hiện tốt phương châm "Chăm chỉ - Tự lực - Hợp tác", là nền tảng quan trọng để phát triển kinh tế tập thể" – ông Thiện thông tin.
Cũng theo ông Thiện, các hội quán có vai trò rất quan trọng trong việc xây dựng nông thôn mới, tuyên truyền chủ trương, đường lối của Đảng chính sách pháp luật của nhà nước.
Lãnh đạo tỉnh Đồng Tháp tặng quà cho đoàn công tác của tỉnh Bạc Liêu, trong đó có chiếc khăn rằn Nam bộ của Làng nghề dệt choàng ở xã Long Khánh A, huyện Hồng Ngự (tỉnh Đồng Tháp) vừa được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xếp vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia - Nghề thủ công truyền thống. Ảnh; Cổng TTĐTĐT
Sau khi tham quan trực tiếp 2 mô hình hội quán tại Đồng Tháp, ông Lê Tấn Cận đánh giá cao mô hình hội quán và cho biết Bạc Liêu có những thế mạnh về nuôi trồng thủy sản và lúa gạo nên có thể vận dụng mô hình này để tập hợp nông dân cùng sản xuất, "mua chung, bán chung" nhằm tăng hiệu quả sản xuất.
Người khởi xướng cho hội quán
Ông Lê Minh Hoan, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là người khởi xướng và "truyền lửa" cho mô hình hội quán khi còn giữ chức vụ Bí thư Tỉnh ủy Đồng Tháp.
Ông từng cho rằng tỉnh Đồng Tháp đã thực hiện nhiều hoạt động kết nối, chia sẻ trực tuyến từ tỉnh đến hội quán qua hệ thống đường truyền Internet do tỉnh hỗ trợ; kết nối với doanh nghiệp, nhà khoa học, chuyên gia nhằm trao đổi, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ nông sản, cung cấp kiến thức về thị trường; tạo điều kiện tìm hiểu thị trường nông sản, tập huấn làm "thủ lĩnh nông dân"…
Ông Lê Minh Hoan (bìa trái) tặng máy tính cho một hội quán khi còn giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Đồng Tháp
Cũng theo vị "Bí thư Tỉnh ủy của năm 2017", Đồng Tháp là một trong những địa phương đi những bước đầu tiên trên hành trình chuyển từ "tư duy sản xuất nông nghiệp" sang "tư duy kinh tế nông nghiệp"; lấy giá trị gia tăng trong từng công đoạn của chuỗi ngành hàng nông sản làm mục tiêu hướng tới.
Trục liên kết giữa sản xuất và tiêu thụ, giữa nông dân và doanh nghiệp, được phát huy bắt đầu từ những "cánh đồng mẫu lớn", các hội quán, hợp tác xã