Thứ năm, 24/01/2019,09:51 (GMT+7)
Có hay không sự tồn tại của "hành tinh số 9"?
Các quỹ đạo kỳ lạ của các vật thể ở rìa hệ Mặt trời có thể đem lại một lời giải thích đơn giản hơn, không liên quan đến một hành tinh bí ẩn.

Cuộc sống số - Có hay không sự tồn tại của 'hành tinh số 9'?

Một nghiên cứu được công bố trong Tạp chí Thiên văn học cho biết, kể từ 10 năm trước khi Sao Diêm Vương được tuyên bố là tiểu hành tinh Số 134340 và bị loại khỏi danh sách các hành tinh trong hệ Mặt trời của chúng ta, các nhà khoa học đã tìm kiếm sự tồn tại của một hành tinh khác - một hành tinh được gọi là “hành tinh số 9”.

Việc tìm kiếm hành tinh bí ẩn này được bắt đầu vào năm 2014, khi nhà thiên văn học Chad Trujillo và Scott Sheppard đề xuất về sự tồn tại của một vật thể "perturber" lớn, vô hình ngoài Sao Hải Vương, gây ra những hiện tượng kỳ lạ trong quỹ đạo của các vật thể xa xôi như hành tinh lùn Sedna và 2012 VP113.

Các nhà nghiên cứu tại Caltech (Viện Công nghệ California), những người đã phát hiện ra 13 vật thể trong Vành đai Kuiper ngoài Sao Diêm Vương cho rằng chúng có thể di chuyển vì chúng đã bị cuốn vào quỹ đạo của một vật thể khổng lồ. Một mô phỏng máy tính cho rằng chỉ một hành tinh to lớn, có kích thước gấp 10 lần Trái đất mới có thể đem lại hiệu ứng to lớn như vậy.

Tuy nhiên, nghiên cứu mới nhất đã đề xuất rằng các vật thể xuyên Sao Hải Vương (TNO) trong Vành đai Kuiper có thể bị phá vỡ bằng cách hướng lực hấp dẫn của các TNO khác.

“Nếu loại bỏ “hành tinh số 9” khỏi mô phỏng và cho phép nhiều vật thể nhỏ nằm rải rác trên một khu vực rộng thay vào đó, các điểm thu hút giữa các vật thể đó có thể dễ dàng giải thích cho các quỹ đạo lập dị mà chúng ta thấy trong một số TNO”, ông Antranik Sefilian, nghiên cứu sinh khoa Toán ứng dụng và Vật lý lý thuyết  tại đại học Cambridge ở Anh và là tác giả chính của nghiên cứu cho biết.

Selifan, người đã xây dựng mô phỏng cùng giáo sư Jihad Touma của đại học Hoa Kỳ Beirut, người “say mê” giả thuyết về “hành tinh số 9” đã cố gắng mô phỏng nguyên nhân tự nhiên của các quỹ đạo bất thường. Mô phỏng của họ đã giải thích hoàn toàn những điều kỳ lạ liên quan tới quỹ đạo kéo dài.

“Trong khi không có bằng chứng quan sát trực tiếp về vật thể này, chúng ta cũng không có bằng chứng về “hành tinh số 9”. Và đó là lý do chúng ta đang nghiên cứu các khả năng khác. Cũng có thể cả hai điều nói trên đều có thể đúng, có sự tồn tại của một vật thể lớn và hành tinh số 9. Với việc phát hiện ra mỗi TNO mới, chúng tôi thu thập thêm bằng chứng có thể giúp giải thích hoạt động của chúng”, ông Selifan cho biết.

Giả thuyết cũng cho rằng có rất nhiều TNO trong Vành đai Kuiper, bao gồm hầu hết các vật thể băng giá trôi dạt quanh Mặt trời sau khi hệ thống được hình thành mà cho đến nay đã được phát hiện.

Theo các nhà khoa học, mô hình hoạt động chỉ khi giả định rằng khối lượng của Vành đai Kuiper gấp vài đến 10 lần Trái đất. Vành đai vẫn chưa được phát hiện bởi các nhà vật lý thiên văn, nhưng nghiên cứu gần đây nhất cho thấy khối lượng của nó nhỏ hơn 10% so với Trái đất. Tuy nhiên, hai nhà nghiên cứu Sefilian và Touma lưu ý rằng, các hệ Mặt trời khác được biết là có chứa các vật thể băng giá khổng lồ ở rìa của chúng và chỉ vì chúng chưa được phát hiện ra, điều đó không có nghĩa là chúng không tồn tại.

Nguồn: Kiều Trang - (nguoiduatin.vn)
T/h: Kim Nguyên - (dongbang.vn)
Cùng chuyên mục
Tin mới
Tin tiêu biểu