Thứ ba, 21/04/2020,08:42 (GMT+7)
Cuộc chiến mang tên OLED
Các ông lớn trong lĩnh vực sản xuất màn hình di động đang dốc toàn lực để công nghệ của họ phổ biến trong tương lai, dự báo một cuộc chiến khốc liệt phân định ngôi vương.
 
Ngành công nghệ sản xuất màn hình của Hàn Quốc dường như đang lâm vào giai đoạn khủng hoảng khi Samsung Display vừa tuyên bố công ty này sẽ ngừng hoàn toàn việc sản xuất tấm màn hình tinh thể lỏng (LCD) tại Hàn Quốc và Trung Quốc vào cuối năm nay.
 
Trước đó, đối thủ cạnh tranh của Samsung là LG Display - vốn được biết đến là nhà sản xuất tấm màn hình tinh thể lỏng cũng đã tuyên bố rằng họ cũng sẽ tạm ngừng sản xuất tấm nền TV LCD tại Hàn Quốc vào cuối năm 2020. Quyết định này được đưa ra trong bối cảnh LG Display đã công bố mức lỗ kỷ lục trong năm tài khoá 2019.
 
"Mọi việc đã kết thúc. Chúng tôi sẽ không tiếp tục cạnh tranh với các nhà sản xuất Trung Quốc trong lĩnh vực sản xuất màn hình LCD", quản lý tại một nhà sản xuất phụ tùng màn hình phẳng ở của Samsung tiết lộ. Đáng chú ý, dù đây là phát ngôn của phía Samsung, nhưng cũng chính là quan điểm chung của các nhà cung cấp và phân tích thị trường tại Hàn Quốc.
 
Việc sản xuất màn hình LCD vốn được xem là một thế mạnh của các hãng điện tử Hàn Quốc khi họ đã rót các khoản đầu tư lớn vào công nghệ này, và vượt mặt các đối thủ Nhật Bản.
 
Tuy nhiên, Trung Quốc vốn được biết đến là công xưởng lớn nhất thế giới, với khả năng sản xuất lại các mặt hàng được thế giới ưa chuộng, với mức giá rẻ hơn rất nhiều. Khi cả Samsung lẫn LG đền nhận ra khả năng sẽ thất bại trong cuộc cạnh tranh trước các đối thủ Trung Quốc, thì họ đã chuyển hướng, nhằm tối ưu nguồn lực cho công nghệ OLED đã được đầu tư hàng tỷ USD.
 
Công nghệ màn hình OLED không chỉ mỏng và hiệu quả, mà còn mang lại chất lượng hình ảnh tốt nhất cũng như có thể được chế tác trong suốt, uốn cong, gập lại hay thậm chí có thể cuộn lại. Màn hình OLED rất có tiềm năng và được xem là đại diện cho tương lai của công nghệ hiển thị.
 
Ngành công nghệ sản xuất màn hình của Hàn Quốc dường như đang lâm vào giai đoạn khủng hoảng khi Samsung Display vừa tuyên bố công ty này sẽ ngừng hoàn toàn việc sản xuất tấm màn hình tinh thể lỏng (LCD) tại Hàn Quốc và Trung Quốc vào cuối năm nay. Trước đó, đối thủ cạnh tranh của Samsung là LG Display – vốn được biết đến là nhà sản xuất tấm màn hình tinh thể lỏng cũng đã tuyên bố rằng họ cũng sẽ tạm ngừng sản xuất tấm nền TV LCD tại Hàn Quốc vào cuối năm 2020. Quyết định này được đưa ra trong bối cảnh LG Display đã công bố mức lỗ kỷ lục cho năm tài khoá 2019, đồng thời Samsung Electronics đã có kế hoạch đóng cửa toàn bộ hoạt động kinh doanh màn hình LCD lớn.
Năng lực sản xuất màn hình phẳng của một số quốc gia
 
Trong thị trường sản xuất màn hình OLED đầy tiềm năng này, Samsung Display gần như không có đối thủ cạnh tranh khi hãng này chiếm tới 90% thị phần màn hình OLED smartphone trên toàn thế giới.
 
Theo công ty nghiên cứu thị trường Stone Partners, Samsung Display đã xuất xưởng 61,6 triệu tấm nền OLED cho điện thoại thông minh chỉ tính riêng trong Quý I năm nay, chiếm 90.2% thị phần trên toàn thế giới. Các đối thủ như EDO, Visionox, Tianma và BOE chiếm lần lượt là 4.9%, 4.5%, 0.4% và 0.1% trong số 68.3 triệu tấm nền OLED trong quý I/2020.
 
Với những ưu điểm vượt trội này, ngày càng có nhiều ông lớn công nghệ như Apple, Samsung hay Huawei sử dụng màn hình OLED trong các sản phẩm tivi và thiết bị di động của mình. Theo số liệu của hãng nghiên cứu thị trường IHS, smartphone màn hình OLED chiếm 50,7% thị phần trong năm 2019 với giá trị tương đương 20,7 tỷ USD. 
 
 
Mặc dù có mối quan hệ cạnh tranh khá căng thẳng, nhưng Samsung Display vẫn là nhà cung cấp màn hình OLED hàng đầu cho iPhone của Apple. Màn hình OLED mà Samsung Display sản xuất hiện được sử dụng trên mẫu iPhone X, màn hình OLED chiếm khoảng khoảng 97 USD trong tổng số 376 USD chi phí ước tính cho mỗi thiết bị
 
Tuy nhiên, điều đáng chú ý Samsung vừa là nhà sản xuất chính các màn hình vừa là đối thủ hàng đầu của Apple trong điện thoại thông minh. "Samsung là đối thủ cạnh tranh của Apple, đó là vấn đề đối với Apple nếu hãng phải tiếp tục mua các thành phần linh kiện từ Samsung," nhà phân tích Hiroshi Hayase tại IHS Technology tại Tokyo nhận định.
 
Theo giới quan sát, chính sự phụ thuộc của Apple vào một nhà cung cấp màn hình duy nhất có nghĩa là hãng này sẽ khó có khả năng thương lượng về mặt giá cả linh kiện.
 
Trong bối cảnh như vậy, lẽ dĩ nhiên Apple không muốn quá phụ thuộc vào Samsung, vì vậy “táo khuyết” đang tìm mọi cách để giảm tầm ảnh hưởng của Samsung. Và điều đó có nghĩa là những đơn hàng triệu đô của Apple sẽ dành cho nhà cung cấp màn hình OLED mới. Không thể làm ngơ trước những đơn hàng này, bởi một công ty tên BOE của Trung Quốc đã nhảy vào cuộc chơi.
 
Samsung đang chuyển ra khỏi màn hình LCD và chuyển sang các công nghệ tiên tiến hơn, bao gồm cả OLED chấm lượng tử.
Samsung đang chuyển ra khỏi màn hình LCD và chuyển sang các công nghệ tiên tiến hơn, bao gồm cả OLED chấm lượng tử.
 
Theo nhiều nhà phân tích từ Hàn Quốc, rất có khả năng màn hình OLED từ nhà sản xuất BOE sẽ hiện diện trên một số chiếc iPhone 2020 và 2021. Nếu sự hợp tác này thành công, Apple sẽ giảm sự phụ thuộc vào Samsung khi họ chuyển nhiều đơn đặt hàng màn hình OLED của Samsung sang màn hình OLED của BOE và LG.
 
Theo PhoneArena, BOE đã sản xuất màn hình LCD cho Apple trong một thời gian nhưng màn hình OLED lại là "mặt trận" hoàn toàn khác. Vì OLED chỉ xuất hiện trên các mẫu iPhone cao cấp nên Apple cần một màn hình chất lượng cao nhất có thể. Việc sản xuất màn hình OLED đáp ứng cả chất lượng và số lượng là một bài toán khó với tất cả các công ty, ngoại trừ Samsung.
 
Nhưng mọi thứ có thể thay đổi khi BOE được báo cáo là đã quyết định đầu tư đáng kể vào các dây chuyền sản xuất màn hình OLED nhằm mục tiêu có đủ năng lực để bắt đầu tạo màn hình OLED cho iPhone ngay trong năm nay.
 
Cụ thể, 10 dây chuyền mới sẽ được thêm vào nhà máy của BOE ở tỉnh Tứ Xuyên. Mặc dù chưa có một thỏa thuận cuối cùng giữa Apple và BOE, nhưng những người chuyên gia trong ngành tiết lộ rằng Apple đã yêu cầu BOE thực hiện các bước chuẩn bị cần thiết liên quan đến việc cung cấp màn hình OLED.
 
Apple muốn đảm bảo các màn hình hoàn thiện tuân thủ các tiêu chuẩn nghiêm ngặt của mình trước khi bật đèn xanh cho BOE được phép đưa nó đến với iPhone OLED của hãng.
 
 
Trước đó, Apple cũng đã rót tiền vào Japan Display trong những năm qua bao gồm cả 100 triệu USD trong năm nay như một ví dụ khẳng định việc Apple luôn muốn đa dạng chuỗi cung ứng của mình.
 
Apple hiện cũng đang hợp tác với Sharp để mua một cơ sở sản xuất màn hình LCD lớn từ Japan Display với giá lên tới 820 triệu USD. Sharp cũng dự kiến sẽ mua nhà máy này vào tháng 3 tới và thực hiện thỏa thuận riêng với Apple sau đó.
 
Theo giới quan sát, Apple sẽ giới thiệu 4 điện thoại có màn hình OLED trong năm 2020, bao gồm 2 mẫu Pro và 2 mẫu rẻ hơn. Sẽ thật hợp lý khi Apple đặt hàng BOE sản xuất màn hình OLED cho các mẫu giá rẻ hơn!
Trước BOE, Apple còn chọn LG làm đối tác cung cấp màn hình OLED, vì vậy việc Apple tránh phụ thuộc vào Samsung trong lĩnh vực này có thể sớm xảy ra.
 
An Chi - (enternews.vn)
T/h: Nguyễn Quyên - (dongbang.vn)
 
Cùng chuyên mục
Tin mới
Tin tiêu biểu