Thứ tư, 01/06/2022,06:01 (GMT+7)
Đã hút thuốc, không thể không biết điều này
Chất nicotin gây cảm giác hưng phấn dẫn đến nghiện, khiến người hút thuốc khó cai hoàn toàn, nhưng nguyên nhân gây bệnh do hút thuốc lá điếu đến từ các chất và hợp chất độc hại của khói thuốc lá. Do vậy, ngoài nicotin, người hút thuốc lá còn hít luôn cả các thành phần khói độc, gây nguy cơ mắc các bệnh như ung thư, phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD), tim mạch, dạ dày, hô hấp và các bệnh lý khác.
 
Hít và nhả khói: Độc hại cho người hút lẫn người thân
Theo WHO, hơn 8 triệu người chết vì thuốc lá, 1,2 triệu ca tử vong là do hút thuốc lá thụ động. Tại Việt Nam, số ca tử vong do thuốc lá là 40.000 người/năm (6.000 người là phụ nữ và trẻ em tử vong do hít khói thuốc lá thụ động).
 
Khói thuốc lá chứa 7.000 chất độc hại, gây ra nhiều bệnh lý nghiêm trọng và dẫn đến tử vong sớm. Những người xung quanh, dù không hút thuốc lá nhưng nếu hít phải khói thuốc (do điếu thuốc đang cháy hoặc do người hút thuốc nhả ra) vẫn có nguy cơ hấp thụ các chất độc hại và chịu ảnh hưởng tương tự như người hút thuốc lá.
 
Đã hút thuốc, không thể không biết điều này - Ảnh 1.
 
Chất gây hại trong khói thuốc bám trên quần áo, cơ thể trong thời gian dài và vẫn gây ra tác hại khi người xung quanh có tiếp xúc. Do vậy, cần sớm cai thuốc lá để bảo vệ chính bản thân và những người khác. Nếu cai thuốc lá thất bại hoặc chưa đủ quyết tâm để bỏ, người hút thuốc cần tìm hiểu cho mình những giải pháp giảm tác hại thay vì tiếp tục hút thuốc lá điếu.
 
3 lưu ý cho người nghiện thuốc lá
PGS. TS. BS. Trần Văn Ngọc - Phó CT Hội Phổi Việt Nam, CT Liên chi Hội Hô hấp TP HCM cho biết, tỷ lệ cai thuốc lá thành công tại Việt Nam chỉ đạt 25%. Những người nghiện thuốc lá đều hiểu rõ tác hại và nguy cơ mắc các bệnh nan y, tuy nhiên, không nhiều người có đủ động lực và ý chí để cai.
 
Đã hút thuốc, không thể không biết điều này - Ảnh 2.
 
Tuyệt đối không hút thuốc gần phụ nữ, trẻ em, người cao tuổi, người có bệnh về hô hấp hoặc bệnh tim
Người hút thuốc lá nên chủ động bảo vệ sức khỏe bản thân và những người xung quanh với lưu ý sau đây:
Thứ nhất, kiên quyết không hút bù lượng thuốc lá đã giảm.
 
ThS.BS. Lê Đình Phương, Trưởng khoa Nội tổng quát và Y học Gia đình, Bệnh viện FV chia sẻ, với người nghiện thuốc lá hãy bỏ thuốc lá tuyệt đối, không có chuyện giảm số lượng điếu thuốc hay hút loại thuốc "nhẹ" (ít hàm lượng nicotin) hơn. Nếu chưa đủ nghị lực để cai hẳn thì cần thay thế thuốc lá điếu bằng những sản phẩm ít gây hại hơn dù vẫn có chứa nicotin để thỏa mãn cơn thèm.
 
Thứ hai, tuyệt đối không hút thuốc gần phụ nữ, trẻ em, người cao tuổi, người có bệnh về hô hấp, bệnh tim.
Khói thuốc tồn đọng trong không khí đến hơn 2 giờ đồng hồ. Vì thế, những ai ở gần người hút thuốc lá trực tiếp sẽ hít phải lượng khói thuốc tương đương với việc hút 5 điếu/ngày. Nếu phụ nữ tiếp xúc với khói thuốc trong thời kỳ mang thai sẽ tăng nguy cơ bị sảy thai hoặc các biến chứng thai kỳ; thai nhi và trẻ em có nguy cơ kém phát triển về thể chất và trí não trong điều kiện tiếp xúc với khói thuốc lá thường xuyên.
 
Thứ ba, đối với những người chưa cai được, người hút thuốc lá cần thay thế thuốc lá điếu bằng các giải pháp giảm tác hại.
 
Những giải pháp này không được ưu tiên và không tốt bằng cách cai thuốc, nhưng ít nhất là tốt hơn so với việc tiếp tục hút thuốc lá điếu trong thời gian dài.
 
Bàn về việc này, ThS. BS. Lê Đình Phương, cũng cho biết hiện nay nhiều quốc gia đã triển khai đa dạng các giải pháp và sản phẩm để thay thế thuốc lá điếu thông thường như: miếng dán nicotin, kẹo ngậm nicotin, sản phẩm thuốc lá thế hệ mới không khói với hàm lượng các chất gây hại thấp hơn thuốc lá điếu để giúp người hút thuốc có nhiều lựa chọn và sớm chuyển đổi.
 
Nhiều nghiên cứu được thực hiện ở Nhật Bản, Anh, Đức… đã chứng minh các sản phẩm không khói như thuốc lá làm nóng, thuốc lá ngậm snus, thuốc lá điện tử... có hàm lượng các chất gây hại thấp hơn so với thuốc lá điếu đốt cháy. Riêng Nhật Bản còn cho phép hút thuốc lá làm nóng ở nơi công cộng trong khi vẫn áp dụng chính sách cấm thuốc lá điếu đốt cháy.
 
Các sản phẩm chứa nicotin đều tồn tại rủi ro ở mức độ khác nhau, nhưng do có hàm lượng các chất gây hại thấp hơn so với thuốc lá điếu thông thường, nên Cục quản lý TP và DP Hoa Kỳ (FDA) đã cấp phép kinh doanh đối với một số sản phẩm thuốc lá ít độc hại hơn dựa trên kiểm nghiệm và sở cứ khoa học. Hiện có 1 sản phẩm thuốc lá làm nóng (heated tobacco product), 2 sản phẩm thuốc lá điện tử hệ thống đóng (Closed END system) cùng tinh dầu hương thuốc lá đi kèm và 4 sản phẩm thuốc lá thế hệ mới sử dụng qua đường uống (oral tobacco) đã được FDA cấp phép kinh doanh tại Mỹ.
 
Quyết định của FDA chứng tỏ cơ quan này ủng hộ hướng tiếp cận "giảm tác hại" trong công cuộc PCTHTL, bảo vệ sức khỏe cộng đồng. Đã đến lúc cần nhìn nhận cởi mở hơn đối với các giải pháp giảm tác hại thay thế thuốc lá điếu, nhằm sớm giải quyết những gánh nặng bệnh tật, tử vong mà thuốc lá điếu gây ra trên toàn cầu.
 
 
Cùng chuyên mục
Tin mới
Tin tiêu biểu