Thứ sáu, 10/11/2023,08:04 (GMT+7)
Đào tạo nghề làm đẹp Việt Nam chưa sát chuẩn quốc tế
Các cơ sở đào tạo nghề làm đẹp của Việt Nam rất có chất lượng, không thua kém các nước phát triển. Tuy nhiên, việc đào tạo lại thiếu tiêu chuẩn nghề nghiệp của thế giới nên một số nước không công nhận.
Đào tạo nghề làm đẹp Việt Nam chưa sát chuẩn quốc tế - Ảnh 1.
Ông Hoàng Quốc Long, Trưởng Ban tổ chức, phát biểu khai mạc
 
Sáng 8-11, hội thi tay nghề làm đẹp do Hội Giáo dục nghề nghiệp TP HCM, Trường Trung cấp Nguyễn Tất Thành và một số đơn vị phối hợp tổ chức đã diễn ra tại TP HCM.
 
200 kỹ thuật viên đến từ các cơ sở, trung tâm chăm sóc sắc đẹp ở trong nước và Hàn Quốc tham gia tranh tài. Các hạng mục làm đẹp tham gia, gồm: Nail, phun xăm, spa-chăm sóc mẹ và bé.
 
Đào tạo nghề làm đẹp Việt Nam chưa sát chuẩn quốc tế - Ảnh 2.
Thí sinh thi hạng mục nail
 
Đào tạo nghề làm đẹp Việt Nam chưa sát chuẩn quốc tế - Ảnh 3.
Thí sinh thi hạng mục nail
 
Ông Hoàng Quốc Long, Hiệu trưởng Trường Trung cấp Nguyễn Tất Thành, Trưởng Ban tổ chức, cho biết ISO 17024/2012 là ISO chứng nhận năng lực cá nhân, khá mới lạ so với Việt Nam. Hiện nay, tiêu chuẩn này có khoảng 164 quốc gia công nhận.
 
Lần đầu tiên được tổ chức, hội thi là dịp để các kỹ thuật viên gặp gỡ, giao lưu tay nghề, qua đó truyền bá thông tin để người học, người làm nghề và cả xã hội biết thông tin về tiêu chuẩn, ý nghĩa của ISO 17024.
 
Đào tạo nghề làm đẹp Việt Nam chưa sát chuẩn quốc tế - Ảnh 4.
Thí sinh thi hạng mục spa-chăm sóc mẹ và bé
 
Các cơ sở đào tạo nghề chăm sóc sắc đẹp của Việt Nam rất có chất lượng, không thua kém các nước phát triển. Tuy nhiên, việc đào tạo lại thiếu tiêu chuẩn nghề nghiệp của thế giới nên một số nước không công nhận. Những người làm nghề chăm sóc sắc đẹp đã có tay nghề tốt, muốn ra nước ngoài làm việc cần ít nhất là bằng cấp do nước sở tại cấp hoặc phải đạt chứng nhận ISO 17024 này thì mới được chấp nhận tay nghề.
 
Tại Việt Nam, Trường Trung cấp Nguyễn Tất Thành là trường duy nhất tại thời điểm này được Hiệp hội tiêu chuẩn quốc tế của Hàn Quốc giao nhiệm vụ đào tạo, cập nhật để người học, người làm nghề đạt chuẩn ISO 17024. Việc kiểm tra tay nghề sẽ do chuyên gia của Hàn Quốc đánh giá, nếu đạt yêu cầu sẽ được cấp chứng nhận ISO 17024.
 
Ngành công nghiệp làm đẹp ở Việt Nam còn mới nhưng phát triển rất nhanh so với một số nước đã từng là quốc gia công nghiệp về làm đẹp. Tuy nhiên, các cơ sở đào tạo không theo kịp tiêu chuẩn nghề nghiệp của quốc tế. Việc đưa tiêu chuẩn ISO vào giúp các cơ sở đào tạo bắt kịp xu hướng mới của xã hội.
 
Tin, ảnh: Huy Lân (nld.com.vn)
 
Cùng chuyên mục
Tin mới
Tin tiêu biểu