Thứ sáu, 29/06/2018,09:35 (GMT+7)
Dự thảo quản lý siêu thị gây nhiều tranh cãi, Bộ Công Thương chỉ đạo dừng
Ngày 27-6, Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh đã chỉ đạo Vụ Thị trường trong nước dừng việc xây dựng dự thảo Nghị định về phát triển và quản lý ngành phân phối.

Công văn truyền đạt ý kiến của Văn phòng Bộ Công Thương không nêu lý do Bộ trưởng chỉ đạo dừng việc xây dựng dự thảo Nghị định về phát triển và quản lý ngành phân phối. Tuy nhiên, trước đó, khi Vụ Thị trường trong nước công bố bản dự thảo để lấy ý kiến rộng rãi đã bị các tổ chức, chuyên gia, doanh nghiệp phản ứng gay gắt vì nhiều quy định can thiệp quá sâu vào hoạt động của doanh nghiệp, dễ nảy sinh điều kiện kinh doanh.

Cụ thể, Dự thảo Nghị định có quy định siêu thị tiêu chuẩn phải có diện tích kinh doanh từ 250m2 đến dưới 10.000m2; phải phân bố ít nhất 30% gian hàng cho các sản phẩm có nguồn gốc từ các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Việt Nam. Siêu thị phải có các dịch vụ giao hàng tận nhà, bán hàng qua internet, qua bưu điện, điện thoại... 

Dự thảo quản lý siêu thị gây nhiều tranh cãi, Bộ Công Thương chỉ đạo dừng - Ảnh 1.

Bộ Công Thương chỉ đạo dừng dự thảo quản lý siêu thị. Ảnh tư liệu

Dự thảo cũng quy định siêu thị, trung tâm thương mại phải mở cửa tất cả các ngày trong tuần,kể cả ngày nghỉ lễ, tối thiểu từ 10 giờ sáng đến 22 giờ tối. Mỗi năm, các siêu thị, trung tâm thương mại chỉ được tổ chức 3 đợt bán hàng giảm giá được chấp thuận bởi cơ quan có thẩm quyền, mỗi đợt giảm giá phải diễn ra trong tối thiểu 30 ngày… 

Vụ Thị trường trong nước khi đó giải thích một trong những nguyên do dẫn đến bản đề xuất xây dựng dự thảo nghị định có các quy định trên. Đó là dựa trên đề xuất thực tế từ các địa phương gửi về bộ. Mỗi địa phương có đề xuất khác nhau, Vụ chỉ tổng hợp lại để đưa ra lấy ý kiến chứ bản thân không quyết định.

Về quy định giờ đóng cửa, Vụ Thị trường trong nước cho biết ở rất nhiều nước, siêu thị, trung tâm thương mại chỉ hoạt động trong giờ cao điểm, họ hoàn toàn không chịu trách nhiệm xã hội. Nhưng cũng có những nước bảo vệ người lao động, người tiêu dùng bằng cách quy định giờ đóng, mở cửa siêu thị và buộc doanh nghiệp phải chịu cả trách nhiệm xã hội. Bởi thực tế, công nhân làm ca, nhiều người làm nghề dịch vụ có giờ giấc thất thường, không thể đi mua sắm trong giờ cao điểm. Do đó, việc đưa ra nội dung đóng cửa siêu thị sớm nhất lúc 22 giờ để vừa bảo đảm văn minh thương mại vừa phục vụ tối ưu người tiêu dùng.

Góp ývề dự thảo này, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho rằng nội dung của dự thảo có nhiều bất cập đáng kể, có tính chất như một dạng điều kiện kinh doanh, trong khi hoạt động siêu thị, trung tâm thương mại không được xem là một dạng ngành, nghề kinh doanh có điều kiện theo quy định tại Luật Đầu tư năm2014.

Hơn nữa, việc đặt ra nhiều yêu cầu đối với hoạt động siêu thị, trung tâm thương mại trong khi chưa đánh giá một cách cụ thể tác động của các quyđịnh này đối với hoạt động kinh doanh này có thể khiến chính sách chưa phù hợp, cản trở đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Nghiêm trọng hơn, VCCI lo ngại dự thảo Nghị định can thiệp quá sâu vào vào quyền tự chủ kinh doanh của doanh nghiệp. Chưa kể một số quy định có bóng dáng của việc "cài" các giấy phép con.

Nguồn: Tr.Nguyễn - P.Nhung - (nld.com.vn)
T/h: Kim Nguyên - (dongbang.vn)
Cùng chuyên mục
Tin mới
Tin tiêu biểu