Nước mát: Nước mát là biện pháp sơ cứu đầu tiên cần áp dụng khi bị bỏng nhiệt cấp độ một, tức là vết bỏng chỉ ảnh hưởng đến lớp da bên ngoài và không gây phồng rộp. Nước mát sẽ giúp làm sạch và làm mát vết bỏng. Tuyệt đối đừng dùng đá lạnh.
Thuốc giảm đau: Thuốc giảm đau giúp giảm cảm giác đau rát khi bị bỏng và cảm giác ngứa ngáy khi vết bỏng ăn da non. Đối với vết bỏng nặng, bác sĩ có thể sẽ kê những loại thuốc giảm đau liều cao hơn.
Chất gây tê: Các loại chất gây tê thường được sử dụng đối với vết bỏng cấp độ một, giúp ngăn truyền tín hiệu cơn đau từ các dây thần kinh tại vết bỏng đến não bộ.
Nha đam: Nha đam giúp làm dịu vết bỏng bởi nó có tác dụng như một chất kháng viêm, giảm sưng và giảm đau. Nha đam còn giúp cấp ẩm cho vùng da tổn thương, giúp vết thương mau lành hơn.
Kháng sinh: Bác sĩ thường kê thuốc kháng sinh để điều trị bỏng và ngăn nhiễm trùng. Người bị bỏng cấp độ một hoặc hai có thể dùng kháng sinh dạng bôi ngoài da, còn người bị bỏng cấp độ ba cần dùng kháng sinh dạng uống.
Gạc: Dùng gạc phẫu thuật băng lỏng quanh vết bỏng cấp độ một hoặc hai giúp ngăn bụi bẩn và vi khuẩn xâm nhập vào vết thương. Cần lưu ý không băng quá chặt để tránh gạc dính vào vết thương, đồng thời cần thay gạc thường xuyên.
Axit hyaluronic: Axit hyaluronic có thể được dùng cho tất cả các vết thương hở, kể cả vết bỏng. Chất này giúp cấp ẩm cho da và đẩy nhanh quá trình lành vết thương.
Ghép da: Tuyệt đối không tự điều trị vết bỏng cấp độ ba tại nhà, bởi điều trị sai cách có thể để lại sẹo vĩnh viễn. Đối với vết bỏng nặng, có thể sử dụng biện pháp ghép da để thay thế vùng da tổn thương và ngăn biến dạng vĩnh viễn.
Da nhân tạo: Nếu như không thể dùng da của chính người bị bỏng để cấy ghép vào phần da bị bỏng hoặc nếu diện tích vùng bỏng quá lớn, các bác sĩ có thể sử dụng da nhân tạo để tiến hành cấy ghép.