Thứ năm, 07/12/2023,08:05 (GMT+7)
Nếu xảy ra sự cố hạt nhân ở Đà Lạt, đối phó bằng cách nào?
Diễn tập ứng phó sự cố hạt nhân là một trong những phương án được cơ quan chức năng tỉnh Lâm Đồng chuẩn bị cho kịch bản có thể xảy ra tại Viện Nghiên cứu hạt nhân Đà Lạt.
 
Nếu xảy ra sự cố hạt nhân ở Đà Lạt, đối phó bằng cách nào?- Ảnh 1.
Ngày 6-12, UBND tỉnh Lâm Đồng đã tổ chức diễn tập ứng phó sự cố bức xạ và hạt nhân tại Viện Nghiên cứu hạt nhân Đà Lạt (đường Nguyễn Tử Lực, TP Đà Lạt) thuộc Viện Năng lượng nguyên tử Việt Nam. Đây là lò phản ứng hạt nhân duy nhất Việt Nam.
 
Nếu xảy ra sự cố hạt nhân ở Đà Lạt, đối phó bằng cách nào?- Ảnh 2.
Kịch bản được đưa ra là hai nhân viên của Trung tâm Nghiên cứu và Điều chế đồng vị phóng xạ của Viện Nghiên cứu hạt nhân đang vận chuyển các container chì, bên trong chứa các lọ thủy tinh đựng nguồn phóng xạ I-131 dạng lỏng bằng xe đẩy từ Phòng điều chế ra xe chờ bên ngoài để chuẩn bị vận chuyển nguồn đến Bệnh viện Đa Khoa tỉnh Lâm Đồng.
 
Nếu xảy ra sự cố hạt nhân ở Đà Lạt, đối phó bằng cách nào?- Ảnh 3.
Trong lúc đó thì xảy ra cháy tại khu vực hành lang Nhà 1 do chập điện. Nghe tín hiệu sự cố, nhân viên ở khu vực sự cố và khu vực lân cận lập tức di tản ra khỏi hiện trường theo chỉ dẫn. Lực lượng xử lý sự cố tại chỗ nhanh chóng có mặt dùng bình chữa cháy khống chế vụ hỏa hoạn.
 
Nếu xảy ra sự cố hạt nhân ở Đà Lạt, đối phó bằng cách nào?- Ảnh 4.
"Sự cố" khiến các nhân viên vận chuyển mất bình tĩnh, tông mạnh vào hàng rào sắt trước khu vực Nhà 1 làm cho các container nguồn chứa phóng xạ I-131 rơi vãi và phát tán phóng xạ ra môi trường, đe dọa an toàn bức xạ và hạt nhân. Hai nhân viên cũng bị thương, nguy cơ nhiễm bẩn phóng xạ. Thời điểm này, xe chờ nhận nguồn phòng xạ lập tức rời đi để tránh sự cố có thể lan rộng.
 
Nếu xảy ra sự cố hạt nhân ở Đà Lạt, đối phó bằng cách nào?- Ảnh 5.
Đội PCCC bán chuyên trách của Viện ngay lập tức được điều động chữa cháy, toàn bộ khu vực sự cố bị phong tỏa. Kíp trưởng ra lệnh dừng khẩn cấp lò phản ứng tại Viện Nghiên cứu hạt nhân Đà Lạt, dừng hệ thống thông gió và ngắt các cầu dao điện nơi xảy ra cháy đồng thời tuyên bố tình trạng khẩn cấp, công bố mức báo động cấp 3.
 
Nếu xảy ra sự cố hạt nhân ở Đà Lạt, đối phó bằng cách nào?- Ảnh 6.
Tuy nhiên, hỏa hoạn vẫn lan nhanh, vượt quá khả năng ứng phó cấp của lực lượng tại chỗ, có thể ảnh hưởng đến an toàn của lò phản ứng nên lập tức báo cáo lãnh đạo tỉnh và các đơn vị liên quan triển khi lực lượng chi viện.
 
Nếu xảy ra sự cố hạt nhân ở Đà Lạt, đối phó bằng cách nào?- Ảnh 7.
Lúc này, hai nhân viên bị thương và những người có nguy cơ nhiễm phóng xạ đã được đưa ra khỏi khu vực sự cố để cách ly cấp cứu, kiểm tra phóng xạ.
 
Nếu xảy ra sự cố hạt nhân ở Đà Lạt, đối phó bằng cách nào?- Ảnh 8.
Sở Khoa học và Công nghệ - cơ quan thường trực Ban Chỉ huy kích hoạt ngay cơ chế ứng phó sự cố bức xạ và hạt nhân cấp tỉnh.
 
Nếu xảy ra sự cố hạt nhân ở Đà Lạt, đối phó bằng cách nào?- Ảnh 9.
Lực lượng cảnh sát PCCC-CNCH cùng các đơn vị liên quan phối hợp phong tỏa khu vực, không cho những người không có phận sự tiếp cận và chữa cháy.
 
Nếu xảy ra sự cố hạt nhân ở Đà Lạt, đối phó bằng cách nào?- Ảnh 10.
Nhờ sự chỉ đạo nhanh chóng và phối hợp nhịp nhàng của các đơn vị, hỏa hoạn được khống chế và dập tắt trong vòng 1 giờ, đảm bảo an toàn cho lò ò phản ứng hạt nhân của Viện Nghiên cứu hạt nhân Đà Lạt
 
Nếu xảy ra sự cố hạt nhân ở Đà Lạt, đối phó bằng cách nào?- Ảnh 11.
Các container chứa nguồn phóng xạ gặp sự cố được thu hồi bằng dụng cụ chuyên dụng.
 
Nếu xảy ra sự cố hạt nhân ở Đà Lạt, đối phó bằng cách nào?- Ảnh 12.
Sau đó, đơn vị kỹ thuật sẽ dùng máy đo suất liều gamma xách tay xác định các vị trí nhiễm bẩn phóng xạ và thực hiện đánh dấu. Lực lượng chức năng sẽ tẩy xạ các vị trí nhiễm bẩn bằng dung dịch tẩy xạ chuyên dụng; liên tục kiểm tra mức nhiễm bẩn tại các vị trí đã tẩy xạ, lập lại cho đến khi mức nhiễm bẩn thấp hơn mức quy định.
 
Nếu xảy ra sự cố hạt nhân ở Đà Lạt, đối phó bằng cách nào?- Ảnh 13.
Lực lượng ứng phó sự cố được kiểm tra, xác nhận chắc chắn chất phóng xạ không bám trên cơ thể trước khi rời khỏi hiện trường. Đồ bảo hộ bị nhiễm xạ sẽ được lưu giữ tại khu xử lý thải phóng xạ; mặt nạ phòng độc sẽ được tẩy xạ để tái sử dụng, rác thải sinh ra từ quá trình tẩy xạ được thu gom vào các thùng chứa thải phóng xạ chuyên dụng và được chuyển đến kho chứa thải phóng xạ xử lý.
 
Nếu xảy ra sự cố hạt nhân ở Đà Lạt, đối phó bằng cách nào?- Ảnh 14.
Lực lượng công an khám nghiệm hiện trường, điều tra nguyên nhân vụ việc sau khi tất cả quy trình xử lý phóng xạ hoàn tất, đảm bảo an toàn.
 
Mức độ nguy hại hay rủi ro cho con người do nguồn phóng xạ gây ra rất khác nhau tùy thuộc vào loại hạt nhân phóng xạ, dạng vật lý, hóa học và hoạt độ của nguồn phóng xạ.
 
Với các nguồn phóng xạ dạng khí, dạng lỏng và dạng bột nếu không được quản lý tốt về mặt an toàn và an ninh sẽ có nguy cơ hít phải, ăn phải, uống phải sẽ dẫn đến bị chiếu xạ bên trong cơ thể con người rất nguy hiểm. Còn đối với các nguồn phóng xạ kín hay dạng rắn, mức độ nguy hại cho con người chủ yếu phụ thuộc vào hoạt độ của nguồn phóng xạ, thời gian tiếp xúc và khoảng cách tiếp xúc.
 
Các nguồn phóng xạ có hoạt độ cao nếu không được quản lý tốt về an toàn và an ninh có thể gây ra các hiệu ứng nguy hại cho con người trong thời gian ngắn.
 
Trường Nguyên (nld.com.vn)
 
Cùng chuyên mục
Tin mới
Tin tiêu biểu