Chủ nhật, 21/06/2020,16:16 (GMT+7)
Ứng dụng điện thoại phát hiện suy tim qua giọng nói
Triệu chứng phổ biến nhất của suy tim là khó thở do chất lỏng tích tụ trong phổi. Một ứng dụng mới được phát triển từ ý tưởng này, có khả năng cứu sống người vì nó phân tích giọng nói của người dùng để xem liệu họ có đang bị tắc nghẽn phổi liên quan đến suy tim hay không.
Ứng dụng điện thoại phát hiện suy tim qua giọng nói
Ứng dụng Cardio HearO nhận ra những thay đổi trong giọng nói của người dùng do chất lỏng tích tụ trong phổi của họ. Ảnh: IgorVetushko.
 
Ứng dụng thử nghiệm có tên là Cordio HearO, công ty khởi nghiệp Cordio Medical của Israel tạo ra. Ứng dụng này gần đây đã được đánh giá trong một nghiên cứu do Giáo sư Offer Amir, Giám đốc Viện Tim tại Trung tâm Y tế Hadassah của Jerusalem. Ông cũng là nhà tư vấn cho Cordio Medical.
 
Nghiên cứu được thực hiện với 40 bệnh nhân nhập viện vì suy tim cấp và tắc nghẽn phổi. Mỗi người đã sử dụng ứng dụng để ghi lại năm câu nói khi nhập viện, và sau đó một lần nữa trước khi ra viện, khi tình trạng sức khỏe của họ tốt hơn và không bị tắc nghẽn. Nghiên cứu cho thấy ứng dụng có độ chính xác cao trong việc phân biệt giữa các trạng thái tắc nghẽn và khỏe mạnh của từng người.
 
Người ta hy vọng rằng Cordio HearO có thể được kê đơn cho những bệnh nhân có nguy cơ bị suy tim. Họ sẽ bắt đầu bằng cách ghi âm giọng nói khi vẫn khỏe mạnh, tại nhà riêng của mình.
 
Bản thu âm giọng nói hàng ngày sẽ được so sánh những ngày trước đó. Nếu ứng dụng xác định rằng chất lỏng bắt đầu tích tụ trong phổi của họ, cả bệnh nhân và bác sĩ của họ sẽ được thông báo. Theo cách này, có thể tình trạng của bệnh nhân có thể được giải quyết thông qua thay đổi thuốc, tránh tình trạng bệnh nặng đến mức phải nhập viện.
 
Những phát hiện của nhóm Giáo sư Amir mới đây đã được công bố trên nền tảng trực tuyến HFA Discoveries của Hiệp hội Tim mạch châu Âu.
 
Các nhà khoa học tại Bệnh viện Tan Tock Seng và Đại học Công nghệ Nanyang, Singapore gần đây cũng đã có những nghiên cứu cùng ý tưởng này, họ đã phát triển một cảm biến âm thanh giống như ống nghe mà bệnh nhân có thể cắm vào điện thoại thông minh của họ để thực hiện kiểm tra tắc nghẽn phổi tại nhà.
 
LÊ LÂM - (nhandan.com.vn)
T/h: H.Phong (dongbang.vn)
Cùng chuyên mục
Tin mới
Tin tiêu biểu