“Tứ Sơn sẽ cố gắng thực hiện 3 đầu công việc này thường xuyên. Đây là chủ đề tôi nghĩ sẽ phản ánh thực tế, với lại chủ nhân sản phẩm chính tay người nông dân trồng gắn với thị trường, gắn với người tiêu dùng” - ông Sơn chia sẻ.
Giám đốc NN&PTNT Nguyễn Sĩ Lâm cho biết: “Điểm mới năm nay, sở phối hợp siêu thị Tứ Sơn thực hiện chương trình phối hợp với mục tiêu trọng tâm là tuyên truyền quảng bá, hỗ trợ nông dân An Giang có được đầu ra ổn định cho sản phẩm do chính mình làm ra. Nhằm quảng bá giới thiệu chủ thể sản phẩm nông nghiệp của nông dân mà tâm điểm là “Nâng cao điểm nổi bật những dòng sản phẩm của nông dân An Giang” đến với người tiêu dùng trong và ngoài tỉnh.
Qua đó tạo cơ hội cho nông dân tiếp cận thị trường, định hướng phát triển, sản xuất gắn với thị trường, từng bước nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất - kinh doanh, ngày càng đáp ứng nhu cầu của xã hội. Tổ chức tuyên truyền, quảng bá sản phẩm nông nghiệp mang tính nổi bật, tiêu biểu của các huyện, như: hình ảnh sản phẩm và chủ thể sản phẩm, một số quy trình sản xuất cơ bản cho ra những sản phẩm nông nghiệp đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm và các sản phẩm có giá trị kinh tế cao tại siêu thị. Các hoạt động trên sẽ được tổ chức lặp lại vài lần trong năm, qua đó sẽ tạo nên sự quen thuộc trong hành vi mua sắm của người tiêu dùng.
Hiện đang tổ chức chợ hoa kiểng - trái cây phục vụ Tết Nguyên đán năm 2021 (diễn ra từ ngày 1 đến 9-2-2021). Tứ Sơn không thu tiền nông dân và hỗ trợ nông dân về mặt bằng, cung cấp điện, nước, đảm bảo an ninh trật tự, tuyên truyền, quảng bá thu hút sự quan tâm của người tiêu dùng. Đây là cơ hội tốt để tiếp cận thị trường và là tiền đề cho các chủ thể tham gia đánh giá, xác định lại sản phẩm gắn với thị trường tiêu thụ, có kế hoạch sản xuất phù hợp theo từng thời điểm, gắn với địa lý vùng cho từng sản phẩm”.
Tâm huyết với sản phẩm đặc sản, sản phẩm đạt OCOP của tỉnh, Tứ Sơn phối hợp Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư hàng tháng cho trình làng từ 10-15 chủ thể sản phẩm OCOP và khảo sát ở các vị trí chợ rộng, thoáng, có tính chất quy mô, trình làng trước mặt các chợ đó.
“Tôi muốn tạo nét riêng quảng bá sản phẩm OCOP, để sản phẩm phát triển bền vững trên thị trường, kiến nghị với tỉnh tập trung phát triển OCOP ở dòng sản phẩm trong tỉnh An Giang hiện nay đã có sức lan tỏa, có sức tiêu thụ tốt, dựa trên nền tảng này phát triển, chuẩn hóa thành OCOP. Thực tế hiện có rất nhiều sản phẩm có thị trường rất mạnh, nhất là sau khi được chứng nhận OCOP thì sức bật của nó rất tuyệt vời, phát triển mạnh hơn” - ông Sơn chia sẻ.
Giám đốc Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư Lê Trung Hiếu cho biết: “Được siêu thị Tứ Sơn - DN có sức tiêu thụ lớn của tỉnh và ở địa bàn du lịch hỗ trợ là cơ hội lớn để quảng bá sản phẩm OCOP. Tứ Sơn hỗ trợ mang tính chất chia sẻ, tuyên truyền hỗ trợ DN nhỏ, đồng hành cùng tỉnh đưa DN nhỏ vươn lên. Thông qua hoạt động này Tứ Sơn còn giúp DN An Giang kết nối với các đối tác khác của cả nước”.
Theo Sở Công thương An Giang, thực hiện cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam", năm nay siêu thị Tứ Sơn tiếp tục phối hợp Sở Công thương tổ chức đưa hàng Việt về nông thôn. Ông Sơn cho biết: “Vào mùa mưa sẽ đi chuyến hàng, còn lại chuyển sang hình thức phiên chợ. Năm nay thống nhất phiên chợ hàng Việt sẽ được tổ chức ở nơi thị tứ, bởi sức mua của người tiêu dùng An Giang rất lớn, nên các tỉnh, thành phố hầu như rất thích mở rộng thị trường An Giang. Việc tổ chức các sự kiện này tạo điều kiện để các tỉnh, thành phố đến An Giang mở rộng thị trường”.
Bài, ảnh: HẠNH CHÂU - (baoangiang.com.vn)
T/h: H.Phong (dongbang.vn)