Thứ ba, 11/12/2018,09:47 (GMT+7)
Các nhà khoa học sẽ "che Mặt trời" từ mùa Xuân 2019 để cứu lấy Trái đất
Mặc dù các tác động tiêu cực tiềm ẩn không được mô tả đầy đủ, nhưng khả năng kiểm soát nhiệt độ Trái đất bằng cách phun các hạt nhỏ vào tầng bình lưu là một giải pháp hấp dẫn bởi chi phí thực hiện.

Một nhóm các nhà khoa học tại Đại học Harvard đang có kế hoạch giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu thông qua kiến ​​trúc địa lý, bằng cách ngăn chặn ánh sáng Mặt trời. Khái niệm này đã tồn tại từ nhiều thập kỷ, nhưng đây là lần đầu tiên giới nghiên cứu sẽ che Mặt Trời thực sự để cứu lấy Trái Đất.

cac nha khoa hoc se "che mat troi" tu mua xuan 2019 de cuu lay trai dat hinh anh 1

Các nhà khoa học sẽ "che Mặt trời" từ mùa Xuân năm 2019 để cứu lấy Trái Đất.

Dự án được gọi là thí nghiệm gây nhiễu có kiểm soát tầng bình lưu (SCoPEx), sẽ dùng 3 triệu USD để thử nghiệm mô hình bằng cách phóng một quả bóng bay có thể di chuyển lên độ cao 20km ở phía Tây Nam Hoa Kỳ. Một khi quả bóng được đặt đúng chỗ, nó sẽ giải phóng các hạt canxi cacbonat nhỏ. Sớm nhất là vào mùa Xuân năm 2019, kế hoạch sẽ được triển khai.

Cơ sở của thí nghiệm này là từ nghiên cứu ảnh hưởng của các vụ phun trào núi lửa lớn, gây tác động đến nhiệt độ của hành tinh xanh. Năm 1991, núi lửa Pinatubo ở Philippines đã phun trào, giải phóng 20 triệu tấn lưu huỳnh điôxit vào tầng bình lưu. Lưu huỳnh điôxít tạo ra một tấm chăn xung quanh tầng bình lưu của Trái đất, làm mát toàn bộ hành tinh xuống 0,5°C trong khoảng một năm rưỡi.

Khi các nhà khoa học, các cơ quan chính phủ trên khắp thế giới và các nhóm bảo vệ môi trường ngày càng lo lắng về việc giảm khí thải nhà kính và kiềm chế biến đổi khí hậu, ý tưởng về địa lý hóa một giải pháp trở nên dễ được chấp nhận hơn. Mục tiêu cuối cùng là giảm sự nóng lên trên Trái đất, điều này có thể được thực hiện bằng cách giảm khí thải nhà kính, hút CO2 từ khí quyển hoặc hạn chế ánh sáng mặt trời chiếu xuống bề mặt trái đất.

Hai phương pháp đầu tiên được tích cực thảo luận và thực hiện ở nhiều mức độ khác nhau. Cam kết gần đây của các thành viên G20 (Hoa Kỳ là nước từ chối duy nhất) là sẽ hành động để giải quyết nguồn gốc của vấn đề bằng cách giảm phát thải khí nhà kính. Hút CO2 từ khí quyển và nhốt nó trong lớp vỏ Trái đất được gọi là cô lập CO2, đã được triển khai. Ví dụ, Royal Dutch Shell đã làm việc với Chính phủ Canada và Úc để xây dựng các cơ sở cô lập carbon lớn.

Phương pháp thứ ba, ngăn chặn ánh sáng mặt trời đã gây tranh cãi trong cộng đồng khoa học trong nhiều thập kỷ. Tranh cãi nằm ở chỗ không ai có khả năng biết trước những hậu quả của việc ngăn chặn một phần ánh sáng Mặt trời. Việc giảm nhiệt độ toàn cầu là rõ ràng và trong kế hoạch, tuy nhiên, vẫn còn những câu hỏi xung quanh tác động của phương pháp này đối với mưa, tầng ozone và năng suất cây trồng trên toàn cầu.

cac nha khoa hoc se "che mat troi" tu mua xuan 2019 de cuu lay trai dat hinh anh 2

Nhóm các nhà khoa học tại Đại học Harvard sẽ triển khai giải pháp giải phóng canxi cacbonat vào tầng bình lưu.

Đây chính xác là lý do tại sao nhóm nghiên cứu của Đại học Harvard dự định phun các hạt phấn nhỏ (canxi cacbonat) vào tầng bình lưu trong một thí nghiệm có kiểm soát. Các mô hình máy tính chỉ có thể đi xa trong việc dự đoán các tác động của kỹ thuật này. Với sự tài trợ một phần của người đồng sáng lập Microsoft Bill Gates, nhóm Harvard sẽ bắt đầu trả lời các câu hỏi còn lại sớm nhất là vào mùa Xuân năm 2019.

Mặc dù các tác động tiêu cực tiềm ẩn không được mô tả đầy đủ, nhưng khả năng kiểm soát nhiệt độ Trái đất bằng cách phun các hạt nhỏ vào tầng bình lưu là một giải pháp hấp dẫn bởi chi phí thực hiện. Báo cáo của Ủy ban liên chính phủ về biến đổi khí hậu (IPCC) gần đây đã ước tính rằng, việc liên tục giải phóng các hạt vào tầng bình lưu có thể bù đắp 1,5°C sự nóng lên với chí phí chỉ từ 1 - 10 tỷ USD/năm.

Khi so sánh các chi phí này với việc giảm sử dụng nhiên liệu hóa thạch hoặc hấp thụ carbon toàn cầu, phương pháp này trở nên rất hấp dẫn. Do đó, các nhà khoa học, cơ quan chính phủ và các nhà tài trợ độc lập của công nghệ này phải cân bằng giữa tính hiệu quả và không tốn kém của phương pháp này với các rủi ro tiềm ẩn đối với cây trồng toàn cầu, điều kiện thời tiết và hạn hán. Cuối cùng, cách duy nhất để mô tả đầy đủ các rủi ro là các thí nghiệm trong thế giới thực, giống như nhóm Harvard đang bắt tay vào thực hiện.

Nguồn: danviet.vn
T/h: Kim Nguyên - (dongbang.vn)
Cùng chuyên mục
Tin mới
Tin tiêu biểu