Chủ nhật, 05/02/2023,11:19 (GMT+7)
Cây da hơn 350 tuổi ở vùng biên An Giang đang “cầu cứu”
Huyện An Phú (An Giang) đang chờ các ngành chức năng cấp tỉnh, trung ương, các nhà khoa học trong và ngoài nước đến nghiên cứu, bảo vệ cây da cổ thụ hiếm hoi này.
 
Nơi cây da "tọa lạc" được người dân địa phương gọi là "giồng Cây Da" (ngụ ý rằng xưa kia nơi đây là gò đất cao có cây da lớn), thuộc thị trấn Long Bình, huyện An Phú.
 
Theo thông tin từ huyện An Phú, vào năm 2005, ngành chức năng đã xác định cây da trên 340 năm tuổi và đây là cây da lâu năm nhất của tỉnh An Giang. Cây da không chỉ là "đại cổ thụ", là biểu tượng tinh thần mà còn là nơi lưu giữ, ghi dấu nhiều huyền thoại của vùng đất đầu nguồn biên giới, là cái nôi căn cứ cách mạng qua 2 cuộc kháng chiến oanh liệt của quân và dân địa phương.
 
Cây da hơn 350 tuổi ở vùng biên An Giang đang cầu cứu - Ảnh 1.
Cây da cổ thụ nhìn từ xa.
 
Ông Lê Văn Hưu (65 tuổi; ngụ thị trấn Long Bình), cho biết: "Ông cố tôi kể lại, từ trẻ, ông đã thấy cây da lớn sừng sững, cành lá sum suê. Ông cố có hỏi ông nội của ông cố thì được biết cây đã cao lớn từ trước đó. Từ lời ông bà kể lại, tôi đoán cây này cũng vài trăm năm tuổi".
 
Cây da hơn 350 tuổi ở vùng biên An Giang đang cầu cứu - Ảnh 2.
Trước đây, cây da được bảo vệ bằng hàng rào kẽm, cành lá xanh mướt.
 
Cây da hơn 350 tuổi ở vùng biên An Giang đang cầu cứu - Ảnh 3.
 
Cây da hơn 350 tuổi ở vùng biên An Giang đang cầu cứu - Ảnh 4.
Gốc da xù xì, nổi lên nhiều hình thù thú vị.
 
Cây da hơn 350 tuổi ở vùng biên An Giang đang cầu cứu - Ảnh 5.
 
Cây da hơn 350 tuổi ở vùng biên An Giang đang cầu cứu - Ảnh 6.
 
Cây da hơn 350 tuổi ở vùng biên An Giang đang cầu cứu - Ảnh 7.
Đứng vững hơn 350 năm, cây da có bộ rễ mọc tỏa ra hàng vài chục mét so với gốc.
 
Cây da hơn 350 tuổi ở vùng biên An Giang đang cầu cứu - Ảnh 8.
 
Còn bà Nguyễn Thị Lệ (67 tuổi; ngụ thị trấn Long Bình) cho hay cây da này còn được người dân địa phương gọi là cây sung reo. Bởi trái của cây gần giống như trái sung. Cây thì quá lớn, lá lại nhiều, mỗi khi có gió thổi sẽ tạo ra âm thanh nghe như tiếng reo, nên người dân đặt tên cho cây như vậy.
 
Cây da hơn 350 tuổi ở vùng biên An Giang đang cầu cứu - Ảnh 9.
 
Cây da hơn 350 tuổi ở vùng biên An Giang đang cầu cứu - Ảnh 10.
Mỗi năm, cây thay 2 lần lá vào đầu mùa mưa và khoảng tháng 10 (âm lịch).
Sự "khổng lồ" của cây chính là niềm tự hào của người dân địa phương. "Mới cách đây vài tháng, có đoàn khách đến tham quan, thấy cây quá lớn nên rủ nhau căng tay ôm cây. Số người nối tay nhau đến khi đủ 18 người mới ôm hết cây được. Lúc trước, tán cây lớn khoảng một công đất (1.000m2), che mát cả một khu rộng lớn, nhưng sau mấy lần bị gãy nhánh, cây không còn phủ bóng mát như xưa" – bà Lệ kể.
 
Cây da hơn 350 tuổi ở vùng biên An Giang đang cầu cứu - Ảnh 11.
Bao đời sống gần cây da, nên ông Hưu nhớ rõ những lần cây bị gãy nhánh.
 
Cây da hơn 350 tuổi ở vùng biên An Giang đang cầu cứu - Ảnh 12.
 
Cây da hơn 350 tuổi ở vùng biên An Giang đang cầu cứu - Ảnh 13.
 
Cây da hơn 350 tuổi ở vùng biên An Giang đang cầu cứu - Ảnh 14.
 
Cây da hơn 350 tuổi ở vùng biên An Giang đang cầu cứu - Ảnh 15.
Trong năm 2022, cây da bị gãy nhánh đến 3 lần.
 
Gia đình ông Hưu bao đời sống gần "lão" da nên mỗi khi "lão" da bị "sứt mẻ" gì ông đều nhớ rõ. "Năm 1975, cây bị gãy một nhánh lớn; đến năm 2002, cây bị gãy thêm một nhánh nữa. Nhưng không hiểu sao năm rồi (2022) cây bị gãy đến 3 nhánh"- ông Hưu kể thêm.
 
"Lão" da có sức sống rất mãnh liệt, dẫu trải qua các thời kỳ chiến tranh chống Pháp, Mỹ và biên giới Tây Nam nhưng vẫn đứng sừng sững. Rồi những trận lũ lịch sử năm 1978 và 2000, cây da bị ngập vài mét nước, vẫn không bị gì.
 
Cây da hơn 350 tuổi ở vùng biên An Giang đang cầu cứu - Ảnh 16.
 
Cây da hơn 350 tuổi ở vùng biên An Giang đang cầu cứu - Ảnh 17.
 
Cây da hơn 350 tuổi ở vùng biên An Giang đang cầu cứu - Ảnh 18.
Cây da cổ thụ đang rất cần sự quan tâm, chăm sóc của ngành chức năng cấp tỉnh, trung ương, các nhà khoa học trong và ngoài nước.
 
Thế nhưng nhiều năm qua, việc chăm sóc và bảo dưỡng cây da dường như bị bỏ quên. Hiện cây da cổ thụ bị mối mọt tấn công, nhiều nhánh đang chết dần. Việc giúp cây phục hồi và phát triển đã vượt ngoài khả năng của địa phương.
 
Do đó, huyện An Phú đang chờ các ngành chức năng cấp tỉnh, trung ương, các nhà khoa học trong và ngoài nước đến nghiên cứu, bảo vệ cây da cổ thụ hiếm hoi này.
 
Phóng sự ảnh: VĨNH KỲ (nld.com.vn)
 
Cùng chuyên mục
Tin mới
Tin tiêu biểu