Thứ năm, 04/10/2018,16:00 (GMT+7)
Có một siêu trái đất lắc lư ngay trong Hệ Mặt Trời!
Các nhà khoa học vừa lần ra "hành tinh thứ chín" là siêu trái đất nằm ngoài rìa Hệ Mặt Trời, thông qua việc quan sát một hành tinh lùn mang tên Yêu Tinh.

Một nghiên cứu vừa được công bố bởi Minor Planet Center – đơn vị trực thuộc Liên minh Thiên văn Quốc tế, cho biết các nhà khoa học Mỹ đã nắm bắt được một vật thể nằm ngoài rìa Hệ Mặt Trời, xa mặt trời gấp 2,5 lần so với Sao Diêm Vương, mang tên 2015 TG387 hay "Yêu Tinh" (Goblin), để rồi từ Yêu Tinh đi đến một phát hiện đột phá hơn.

Phát hiện này thuộc về công của nhóm nghiên cứu đến từ Viện Khoa học Carnegie, Đại học Bắc Arizona và Đại học Hawaii (Mỹ).

Có một siêu trái đất lắc lư ngay trong Hệ Mặt Trời! - Ảnh 1.

Hành tinh thứ 9 - siêu trái đất lắc lư - ảnh: VIỆN KHOA HỌC CARNEGIE

Các bước nghiên cứu cho thấy Yêu Tinh là một hành tinh lùn. Nhưng nó có một giá trị lớn hơn nhiều so với bản thân nó: hành tin lùn này cho thấy nó đang bị ảnh hưởng mạnh bởi một hành tinh khổng lồ khác đang ẩn nấp sau bóng tối.

Dùng Yêu Tinh như một điểm tựa, các nhà thiên văn học đã thực nghiệm mô phỏng quỹ đạo để xem nó bị ảnh hưởng như thế nào bởi hành tinh thứ 9 huyền thoại.

Các tính toán cho kết quả ngoài sức tưởng tượng: kẻ giấu mặt là một "siêu trái đất lắc lư" nằm ở nơi tận cùng của Hệ Mặt Trời.

Có một siêu trái đất lắc lư ngay trong Hệ Mặt Trời! - Ảnh 2.

Vị trí tìm ra Yêu Tinh (Goblin) - ảnh: VIỆN KHOA HỌC CARNEGIE

Nghiên cứu mới này cho kết quả phù hợp với một nghiên cứu khác trước đó của Viện Công nghệ California (Mỹ), gọi tắt là CalTech. CalTech cũng tìm thấy các thiên thể băng giá nhỏ mà theo quan sát, bị ảnh hưởng bởi từ trường bí ẩn của một hành tinh rất lớn nào đó.

Các tính toán của CalTech cũng cho ra giả thuyết về một siêu trái đất có khối lượng gấp 10 và kích thước gấp 4 lần hành tinh chúng ta, xa mặt trời đến nỗi một năm trên đó dài bằng 10.000-20.000 năm ở trái đất.

Có một siêu trái đất lắc lư ngay trong Hệ Mặt Trời! - Ảnh 3.

Siêu trái đất (chấm màu trắng) và 3 vật thể quay quanh nó, bao gồm Yêu Tinh - ảnh: VIỆN KHOA HỌC CARNEGIE

Còn với nghiên cứu mới công bố bởi Minor Planet Center, việc quan sát được Yêu Tinh là điều vô cùng may mắn. Theo tính toán, nó quay quanh chính siêu trái đất bí ẩn kia và mỗi năm trên Yêu Tinh bằng tới 40.000 năm trái đất; chỉ có 1% thời gian trong số quỹ đạo 40.000 năm của Yêu Tinh là nó ở vị trí thuận lợi để người trái đất quan sát.

Nghiên cứu sẽ được trình bày đầy đủ trong số sắp tới của tạp chí khoa học Astronomical Journal.

Nguồn: A. Thư - (nld.com.vn)
T/h: Tuyết Băng - (dongbang.vn)
Cùng chuyên mục
Tin mới
Tin tiêu biểu