Thứ sáu, 15/06/2018,13:41 (GMT+7)
Khi Nam Cực xông tới sân nhà
Có thể cả đời bạn không đặt chân đến Nam Cực nhưng những gì xảy ra ở khu vực xa xôi này sẽ ảnh hưởng sâu rộng đến nơi bạn sống. Đó là cảnh báo của 9 nhà khoa học Anh và Mỹ đã dành nhiều thập kỷ nghiên cứu Nam Cực và vùng biển Nam Băng Dương.

Trên tạp chí khoa học Nature ngày 13-6, họ đưa ra 2 giả thuyết cho năm 2070 - một ảm đạm, một sáng sủa, tùy vào hành động của chúng ta trong thập kỷ tới.

Trong kịch bản đầu, báo cáo mới cho rằng nếu không giảm được khí thải nhà kính và trái đất tiếp tục nóng lên, Nam Băng Dương và Nam Cực sẽ tan băng tới tốc độ kỷ lục: Khoảng 1/4 biển băng có thể biến mất vào năm 2070 (Nam Cực đã mất trung bình 53-71 tỉ tấn băng/năm trong giai đoạn 1992-2011). Băng tan đồng nghĩa với nước biển dâng trên toàn cầu - trong trường hợp tệ nhất là tăng thêm khoảng 0,5 m vào năm 2070 so với năm 2000. 

Các khu vực ven biển sẽ thiệt hại nghiêm trọng, riêng Mỹ có thể lên tới 1.000 tỉ USD. Cũng trong kịch bản đầu tiên này, nhiệt độ trung bình toàn cầu sẽ tăng khoảng 3,5 độ C trong khi theo Liên Hiệp Quốc, chỉ cần tăng 2 độ C đã là "thảm họa".

Khi Nam Cực xông tới sân nhà - Ảnh 1.

Băng ở Nam Cực đang tan nhanh Ảnh: NASA

Ngược lại, nếu thế giới hợp tác kéo giảm nạn ô nhiễm, kịch bản thứ hai tươi sáng hơn sẽ xuất hiện - Nam Cực duy trì được tình hình như hiện nay. Băng vẫn tan nhưng chậm hơn. Một số sinh vật trong diện nguy hiểm vẫn suy giảm nhưng số khác sẽ thích ứng được.

Trong khi đó, theo báo The Guardian (Anh), một nghiên cứu khác của 84 nhà khoa học thuộc 44 tổ chức quốc tế cũng cấp thiết kêu gọi thế giới cùng hành động. Báo cáo này cnld.com.vnhỉ ra mực nước biển toàn cầu có thể tăng thêm hơn 1 m vào năm 2070, trong đó phần băng tan đóng góp hơn 25 cm. Thực trạng này có thể dẫn tới việc sụp đổ hoàn toàn dải băng ở phía Tây Nam Cực, đẩy nước biển dâng thêm khoảng 3,5 m.

Theo cả 2 nghiên cứu nói trên, Nam Băng Dương được xem là một "bồn carbon" - tức hút một lượng khổng lồ khí thải nhà kính, nhiệt, carbon... - hơn bất cứ đại dương nào khác. Nhờ đó, sự nóng lên toàn cầu được giảm tốc trong khi biển được làm sạch.

Nguồn: Hải Ngọc - (nld.com.vn)
T/h: Tuyết Băng - (dongbang.vn)
Cùng chuyên mục
Tin mới
Tin tiêu biểu