Những công trình bền đẹp được xây dựng từ đầu thế kỷ 19 có tuổi thọ trên 100 năm đều có sự đóng góp từ việc dùng cát đã được rửa sạch bằng thủ công là một trong những loại vật liệu giúp cho công trình đảm bảo chất lượng, thời gian sử dụng công trình góp phần giảm giá thành xây dựng rất lớn thay vì sử dụng trong thời gian 30 – 40 năm phải xây dựng lại.
Góp phần bảo vệ môi trường
Ngày 18-8-2020, Thủ tướng Chính phủ ký ban hành Quyết định số 1266 phê duyệt chiến lược phát triển vật liệu xây dựng Việt Nam thời kỳ 2021-2030, định hướng đến năm 2050. Theo đó, các tỉnh, thành phải hạn chế tối đa ảnh hưởng tới môi trường trong quá trình khai thác, chế biến khoáng sản làm vật liệu xây dựng (VLXD) và sản xuất VLXD.
Sử dụng công nghệ khai thác tiên tiến kết hợp với tuyển rửa loại bỏ tạp chất để nâng cao chất lượng cát
Phát huy, khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư, phát triển ngành công nghiệp VLXD; tiếp cận và ứng dụng nhanh nhất những thành tựu khoa học, công nghệ; phát triển ngành VLXD hiệu quả, bền vững đáp ứng cơ bản nhu cầu trong nước, từng bước tăng cường xuất khẩu; khuyến khích đầu tư nghiên cứu, chuyển giao công nghệ sản xuất các dây chuyền chế biến cát nghiền, cát biển, cát vùng nước mặn, cát nước lợ, cát mịn thành cát đủ tiêu chuẩn sử dụng cho bê tông và vữa.
"Không sử dụng cát sông đạt tiêu chuẩn kỹ thuật dùng cho bê tông làm vật liệu san lấp; không xuất khẩu cát xây dựng khai thác từ tự nhiên; đẩy mạnh việc sản xuất sử dụng cát nước lợ, cát mịn, cát biển đi kèm với các giải pháp kỹ thuật; sử dụng công nghệ khai thác tiên tiến kết hợp với tuyển rửa loại bỏ tạp chất để nâng cao chất lượng cát; phế thải sinh ra trong quá trình xử lý cát phải được thu gom, lưu chứa đúng kỹ thuật hoặc tái sử dụng; cơ sở khai thác, chế biến cát phải đáp ứng những tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về bảo vệ môi trường; phải tiến hành cải tạo phục hồi môi trường theo quy định của pháp luật trong khai thác, chế biến cát…", Quyết định 1266 nêu rõ.
Tăng tuổi thọ công trình
Bộ Xây dựng đã trình Chính phủ ban hành Quyết định 1266, trong đó Phụ lục X về cát của quyết định nêu rõ: "Đối với cát tự nhiên: Sử dụng công nghệ khai thác tiên tiến kết hợp với tuyển rửa loại bỏ tạp chất để nâng cao chất lượng cát,…".
Sử dụng cát sạch góp phần bảo vệ môi trường, hạn chế sạt lở bờ sông, bờ biển
Nguồn cát tự nhiên gồm cát đồi núi, cát sông suối, cát cửa sông, cát mịn bẩn,… chưa qua tuyển rửa nên trong cát còn nhiều bụi, bùn, sét tạp chất hữu cơ, … là những chất bẩn có hại cho bê tông và vữa nên thường dùng cho san lấp rất lãng phí. Cá biệt cát cửa biển, cát biển hàm lượng muối Ion Cl- trong cát > 0,05% không thể dùng cho san lấp được, phải bỏ đi gây lãng phí.
Hiện nay, trong nước đã có doanh nghiệp nghiên cứu chế tạo ứng dụng thành công công nghệ tuyển rửa cát đồi núi, cát sông suối, cát biển, cát bẩn cho ra cát sạch dùng cho bê tông và vữa đạt tiêu chuẩn TCVN 7570:2006, khi ứng dụng công nghệ sẽ tận thu các nguồn cát đặc biệt góp phần sử dụng hợp lý tài nguyên cát và khắc phục tình trạng khan hiếm cát.
Trao đổi với báo chí, kiến trúc sư Trần Thanh Tòng - Giám đốc Công ty TNHH Tư vấn thiết kế kiến trúc quy hoạch Trấn Giang (TP Cần Thơ) - cho biết hơn 10 năm qua, công ty luôn sử dụng cát sạch theo công nghệ Phan Thành cho tất cả công trình xây dựng. Công trình sử dụng cát sạch có tăng chi phí một chút so với cát bẩn, cát không sàng rửa song đổi lại công trình sử dụng cát sạch sẽ rất bền, đẹp, tuổi thọ cao gấp nhiều lần nếu so với việc sử dụng cát bẩn, cát không sàng rửa.
Theo ông Võ Tấn Dũng, người sáng chế công nghệ tuyển rửa cát của Công ty Phan Thành Cần Thơ, thực tế khi khai thác cát sông Tiền, sông Hậu kết hợp qua nhà máy tuyển rửa sạch theo tinh thần Phụ lục X thuộc Quyết định 1266/QĐ-TTg ngày 18/8/2020 của Thủ tướng Chính phủ sẽ giúp chi phí tiền cát trong xây dựng quy đổi thấp hơn so với chi phí khi dùng cát không qua tuyển rửa khoảng 115.000 đồng/m3 cát (chi phí gia công tuyển rửa cát tại mỏ và bốc dỡ cát xuống sà lan tốn tối đa: 50.000 đồng/m3; trong khi đó, chi phí sàng qua lưới thủ công nhưng không sạch: 60.000 đồng/m3, 10% tạp chất gồm cát và vận chuyển bốc xếp tới công trình nhưng không dùng được gây tốn chi phí tối thiểu: 25.000 đồng/m3, tốn trên 10% xi măng quy đổi khoảng: 80.000 đồng khi dùng 1m3 cát cho bê tông và vữa).
Người dân quen dùng cát không qua tuyển rữa sạch là nghịch lý vì trong bê tông và vữa xây tô còn quá lớn bụi bùn sét tạp chất hữu cơ gây hại cho căn nhà và sử dụng cát sạch khi tuyển rửa lại ít tốn và giảm chi phí xây dựng so với dùng cát không qua rửa sạch.
Đơn cử quy đổi cát chứa 10,5% tạp chất thì bê tông mác 250 bị pha trộn 9,06 kg tạp chất/bao xi măng 50kg và nếu cát 5% tạp chất thì bê tông mác 250 bị pha trộn 4,2 kg tạp chất/bao xi măng; vữa xây trát mác 100 nếu cát 10.5% tạp chất thì bị pha trộn 17,47 kg tạp chất/1 bao xi măng và vữa mác 100 nếu cát 5% tạp chất trong cát thì bị pha trộn 8,32 kg tạp chất/bao xi măng.
Ngoài ra, sử dụng cát sạch góp phần đảm bảo chất lượng nên không phải tốn quá nhiều chi phí sơn nhiều lần chống thấm, giảm bớt phí bảo dưỡng công trình…Đặc biệt, tuổi thọ cả trăm năm so với việc dùng cát không qua tuyển rửa một vài chục năm phải đập bỏ xây dựng lại gây thiệt hại vài chục % tổng giá trị công trình.
Vì thế, việc ban hành Quyết định 1266/QĐ-TTg ngày 18/8/2020 của Thủ tướng Chính phủ là thiết thực, riêng nguồn tài nguyên cát sẽ được nâng cao chất lượng do loại bỏ tạp chất có hại khi được tuyển rửa sạch góp phần tận thu để sử dụng hợp lý tài nguyên cát, khắc phục tình trạng khan hiếm cát và đảm bảo chất lượng công trình của toàn dân bền vững.