Những bước tiến mới trong ngành cấy chỉ điều trị bốn nhóm bệnh lý
Ứng dụng căng chỉ, cấy chỉ vào trong công tác điều trị có thể ghi nhận được nhiều lợi ích với bốn nhóm bệnh lý về miễn dịch, thần kinh, bệnh lý về đau và rối loạn cơ thể.
BSCKII Đỗ Tân Khoa – Giám đốc Bệnh viện Y học cổ truyền TP Hồ Chí Minh chia sẻ thông tin tại hội nghị.
Ngày 2-4, Hội thảo quốc tế “Hội ngộ đỉnh cao ngành căng chỉ, cấy chỉ - Bước tiến mới trong thẩm mỹ, y khoa" do Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ Hoàng Bình tổ chức, quy tụ được các chuyên gia đầu ngành đến từ ba quốc gia Hàn Quốc, Hungary và Việt Nam.
Bà Hoàng Thu Hà – Tổng giám đốc Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ Hoàng Bình cho biết, hội nghị là cuộc hội ngộ về phương pháp cấy chỉ kết hợp giữa y học cổ truyền và y học hiện đại, giữa đông y và tây y, giữa thẩm mỹ và chữa bệnh. Tại sự kiện, các chuyên gia của ba nước Hàn Quốc, Hungary và Việt Nam đã chia sẻ những thông tin, kiến thức chuẩn mực, bài bản về chỉ sinh học và các phương pháp căng chỉ, cấy chỉ qua đó thúc đẩy sự chuyên nghiệp, minh bạch của thị trường.
Là người đầu tiên tại Việt Nam tiên phong đưa chỉ PDO của Hàn Quốc ứng dụng thực tiễn trong cấy chỉ châm cứu tại bệnh viện từ năm 2013, và là một trong những người đặt nền móng cho ngành căng chỉ, cấy chỉ, BSCKII Đỗ Tân Khoa – Giám đốc Bệnh viện Y học cổ truyền TP Hồ Chí Minh đã đưa phương pháp này trở thành phương pháp điều trị phổ biến tại bệnh viện, truyền cảm hứng công nghệ hóa, hiện đại hóa cho phương pháp cấy chỉ y học cổ truyền tại Việt Nam.
Bác sĩ Đỗ Tân Khoa cũng đã đưa ra góc nhìn sâu từ y học cổ truyền trong việc ứng dụng các loại chỉ sinh học của Hàn Quốc vào châm cứu và căng chỉ thẩm mỹ.
BS Đỗ Tân Khoa cho biết, một trong những lý thuyết quan trọng của y học cổ truyền là sử dụng các huyệt đạo để điều hòa chức năng cơ thể, nâng cao sức khỏe. Trước đây, chúng ta sử dụng phương pháp truyền thống tác động vào huyệt thông qua xoa bóp, châm cứu…
Tuy nhiên, khi ứng dụng chỉ vào trong công tác điều trị có thể ghi nhận được ba lợi ích. Thứ nhất, duy trì được thời gian điều trị trực tiếp lâu dài, kích thích các huyệt đạo thường xuyên. Thứ hai, bệnh nhân cảm nhận rõ rệt được hiệu quả của cấy chỉ thông qua việc kết hợp cấy chỉ với sử dụng các huyệt đạo, nâng cao hiệu quả điều trị tại chỗ.
Thứ 3, khi chỉ vào cơ thể sẽ kích thích hệ thống miễn dịch, các colagen để điều chỉnh miễn dịch với các bệnh khó như viêm da, viêm mũi dị ứng, viêm xoang, nuôi dưỡng khớp, thần kinh hoặc chống lão hóa da.
“Chính vì sự kết hợp của ba yếu tố nên hiện nay, chỉ video nói riêng và các kỹ thuật cấy chỉ nói riêng đang được các bác sĩ y học cổ truyền và bác sĩ nhiều ngành ứng dụng, nâng cao sức khỏe cho người bệnh. Điều trị cấy chỉ hiệu quả tốt, tiết kiệm thời gian”, BS Khoa cho hay.
Đánh giá về tính an toàn của chỉ Hàn Quốc, BS Khoa cho biết, kim chỉ Hàn Quốc đều tiệt trùng chỉ dùng một lần không phải qua các bước hấp, sấy, giảm bớt nguy cơ nhiễm khuẩn. Các kích cỡ kim của chỉ Hàn Quốc rất nhỏ, diện tích xâm lấn qua da vào mô cơ thể nhỏ, vì thế, tính an toàn được nâng cao hơn.
Cũng theo BS Khoa, cấy chỉ trong y học cổ truyền có hiệu quả điều trị với bốn nhóm bệnh lý lớn: bệnh lý về đau như viêm xoang, đau đầu, đau cơ xương khớp…; Nhóm 2 là nhóm bệnh lý miễn dịch: viêm da, viêm mũi dị ứng, viêm xoang..; Nhóm 3 là nhóm bệnh lý thần kinh cơ cần kích thích nuôi dưỡng kéo dài như tai biến mạch máu não, liệt...; Nhóm 4 điều chỉnh rối loạn cơ thể, nổi bật là điều chỉnh rối loạn giấc ngủ, tiền đình. Đây một trong những bệnh lý được điều trị hiệu quả rất cao trong các ứng dụng cấy chỉ.
“Chúng tôi có một số đề tài nghiên cứu đánh giá tính hiệu quả của cấy chỉ so với châm cứu về cả tài chính, hiệu quả điều trị. Chúng tôi ghi nhận hiệu quả phương pháp cấy chỉ nói chung hay cấy chỉ video của Nhật Bản, Hàn Quốc có ưu thế tốt hơn so với phương pháp châm cứu thông thường về sự tiện lợi và tác dụng cộng hưởng của huyệt và chỉ”, BS Khoa cho hay.
Tuy nhiên, BS Khoa cũng nhấn mạnh, dưới sự chỉ đạo của cơ quan quản lý, tiêu chuẩn người cấy chỉ phải là bác sĩ được đào tạo chuyên ngành, đặc biệt với y học cổ truyền là bác sĩ chuyên khoa và có đào tạo thêm về chứng chỉ cấy chỉ. Thứ 2, cơ sở phải bảo đảm đầy đủ điều kiện vật chất. Thứ 3, các bác sĩ phải thực hiện đúng quy trình kỹ thuật