Thứ tư, 04/09/2019,13:42 (GMT+7)
Tàu NASA chuẩn bị tấn công tiểu hành tinh gây hại trái đất
Các nhà nghiên cứu hành tinh, kỹ sư tàu vũ trụ từ NASA (Mỹ) và ESA (châu Âu) và khắp thế giới gặp nhau tại Rome vào tuần tới thảo luận việc làm chệch hướng một tiểu hành tinh nguy hiểm tiềm tàng cho trái đất.

Đây là tiểu hành tinh đôi Didymos với kích thước bằng một kim tự tháp khổng lồ- một trong những loại đá trong không gian có khả năng gây hại cho hành tinh chúng ta.

Ban đầu, các nhà nghiên cứu dự kiến kế hoạch năm 2022 sẽ thực hiện việc xem xét các thông số kỹ thuật nhằm mục đích làm chệch hướng tiểu hành tinh này.

Hiện tại, kế hoạch dự kiến ​​sẽ được điều chỉnh trong vài tháng tới nhằm nghiên cứu sớm việc đâm tàu ​​vũ trụ DART của NASA vào tiểu hành tinh.

Tàu NASA chuẩn bị tấn công tiểu hành tinh gây hại trái đất - Ảnh 1.

Cơ quan Nghiên cứu Vũ trụ châu Âu (ESA) đang nghiên cứu vị trí va chạm và tìm hiểu hướng đi mới của tiểu hành tinh. Nhiệm vụ sẽ được thực hiện vào năm 2022. Ảnh: Sputnik

Cơ quan Nghiên cứu Vũ trụ châu Âu (ESA) đang nghiên cứu vị trí va chạm và tìm hiểu hướng đi mới của tiểu hành tinh. Nhiệm vụ sẽ được thực hiện vào năm 2022.

Nhà vật lý thiên văn Brian May tại ESA cho biết tiểu hành tinh này đủ lớn để phá hủy một thành phố khi nó va chạm với trái đất.

Giám đốc điều hành của SpaceX- ông Elon Musk đã thừa nhận rằng trái đất đã không có sự bảo vệ nào nhằm chống lại các mối đe dọa do các tiểu hành tinh gây ra

Các vật thể đá được gọi là tiểu hành tinh bị hút về trái đất do lực hấp dẫn, có thể mang lại sóng thần, sóng xung kích thảm khốc, v.v. Theo báo cáo của Spacetelescope, hơn 700.000 tảng đá trong không gian và hầu hết chúng được tìm thấy trong "vành đai chính" giữa quỹ đạo của Sao Hỏa và Sao Mộc.

Cùng với tiểu hành tinh khải huyền Bennu - một tiểu hành tinh được biết đến từ lâu, chủ đề nghiên cứu trong cộng đồng thiên văn học- là một nhóm đá có tên là Vật thể nguy hiểm tiềm tàng (Potential Hazardous Objects - PHO) cho trái đất.

"Ngay cả khi chúng nổ tung trong bầu khí quyển, kết quả vẫn có thể gây ảnh hưởng mạnh mẽ đến trái đất"- các chuyên gia đã nhận định. Chẳng hạn, thiên thạch Chelyabinsk phát nổ bên trên TP Ural- Nga vào năm 2013. Mặc dù nó chỉ rộng 20m và không gây tử vong nhưng sóng xung kích từ vụ nổ này khiến 1.500 người bị thương và hàng ngàn ngôi nhà bị hư hại.

Gia Minh - (nld.com.vn)
T/h: Kim Nguyên - (dongbang.vn)
Cùng chuyên mục
Tin mới
Tin tiêu biểu