Chủ nhật, 17/07/2022,07:16 (GMT+7)
Thủ tướng chỉ ra 3 lợi thế lớn giúp Hậu Giang tăng tốc
Với lợi thế vốn có và tiềm năng mới xuất hiện, Thủ tướng nhấn mạnh rằng Hậu Giang thực sự trở thành điểm đến thành công của các nhà đầu tư, các doanh nghiệp trong và ngoài nước
 
Sáng 16-7, UBND tỉnh Hậu Giang tổ chức Hội nghị Xúc tiến đầu tư tỉnh Hậu Giang với chủ đề: "Doanh nghiệp đến, Hậu Giang vui".
 
Thủ tướng chỉ ra 3 lợi thế lớn giúp Hậu Giang tăng tốc - Ảnh 1.
 
Thủ tướng chỉ ra 3 lợi thế lớn giúp Hậu Giang tăng tốc - Ảnh 2.
 
Thủ tướng chỉ ra 3 lợi thế lớn giúp Hậu Giang tăng tốc - Ảnh 3.
 
Thủ tướng chỉ ra 3 lợi thế lớn giúp Hậu Giang tăng tốc - Ảnh 4.
 
Thủ tướng chỉ ra 3 lợi thế lớn giúp Hậu Giang tăng tốc - Ảnh 5.
Thủ tướng tham quan mô hình các dự án kêu gọi đầu tư ở Hậu Giang
 
Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị, Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết thời gian qua, Đảng và nhà nước đã có nhiều quyết sách quan trọng về phát triển kinh tế - xã hội, nhất là các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp và người dân trong bối cảnh tác động tiêu cực của đại dịch Covid-19.
 
Chính phủ ban hành Nghị quyết số 84 về các nhiệm vụ, giải pháp tiếp tục tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công và bảo đảm trật tự, an toàn xã hội trong bối cảnh dịch Covid-19; thành lập Tổ công tác đặc biệt của Thủ tướng Chính phủ về rà soát, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc và thúc đẩy thực hiện dự án đầu tư tại các bộ, ngành địa phương.
 
Chính phủ tổ chức nhiều hội nghị quan trọng như: Hội nghị tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, giải ngân vốn đầu tư công; hội nghị đối thoại với doanh nghiệp và làm việc với nhiều địa phương,… Điều đó thể hiện sự quan tâm đặc biệt của Chính phủ không chỉ trong phòng chống dịch Covid-19, mà còn đưa ra các quyết sách kịp thời, kiến tạo nhiều giải pháp nhằm tháo gỡ khó khăn, đẩy mạnh trong sản xuất, kinh doanh; thu hút đầu tư; thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
 
Thủ tướng chỉ ra 3 lợi thế lớn giúp Hậu Giang tăng tốc - Ảnh 6.
Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu chỉ đạo tại hội nghị
 
Để thực hiện mục tiêu kép vừa chống dịch tốt vừa phát triển kinh tế, Chính phủ và từng bộ ngành, địa phương đều đang nỗ lực, thể hiện quyết tâm phấn đấu ở mức cao nhất để hoàn thành các chỉ tiêu phát triển kinh tế xã hội. Trong đó, Hậu Giang là địa phương có những giải pháp, cách làm thiết thực để sớm phục hồi kinh tế - xã hội. Với tinh thần "phòng, chống dịch hiệu quả để phát triển kinh tế; phát triển kinh tế để có nguồn lực phòng, chống dịch hiệu quả lâu dài, đảm bảo an sinh xã hội, nâng cao đời sống người dân", qua 6 tháng đầu năm 2022, Hậu Giang đã đạt được một số kết quả nổi bật.
 
Một là, tăng trưởng kinh tế của Hậu Giang đã được phục hồi tích cực và đạt mức tăng trưởng cao 11%, cao nhất ĐBSCL và xếp thứ 8 cả nước, trong đó công nghiệp tăng trưởng đột phá 30,8%, công tác phát triển đô thị có bước phát triển, số dự án đầu tư phát triển nhà ở đô thị tăng nhanh.
 
Hai là, mặc dù phải đối mặt với những khó khăn, thách thức nhưng nhìn chung nông nghiệp đã vươn lên như một điểm sáng, tăng trưởng 4,49%, đây là mức tăng cao nhất trong vòng 10 năm qua; diện tích rau màu, cây ăn trái tăng mạnh, chất lượng và giá trị nông sản gia tăng so với cùng kỳ. Các địa phương đã huy động được nhiều nguồn lực trong xây dựng nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao.
 
Ba là, thu ngân sách nhà nước, đặc biệt là nguồn thu trên địa bàn đạt cao so với dự toán năm; số lượng doanh nghiệp phát triển nhanh vượt kế hoạch cả năm, cho thấy môi trường kinh doanh tiếp tục được cải thiện. Chỉ số PCI năm 2021 của tỉnh đứng vị trí thứ 38/63 tỉnh, thành phố trên cả nước, tăng 1 bậc so với năm 2020, có 5 chỉ số thành phần tăng điểm, đặc biệt chỉ số gia nhập thị trường từ vị trí 51/63 vươn lên vị trí xếp hạng 2/63. Chỉ số cải cách hành chính năm 2021 xếp thứ 27/63, tăng 1 bậc so với năm trước.
 
Thủ tướng chỉ ra 3 lợi thế lớn giúp Hậu Giang tăng tốc - Ảnh 7.
Ông Trần Văn Huyến, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Hậu Giang, phát biểu tại hội nghị
 
Thủ tướng chỉ ra 3 lợi thế lớn giúp Hậu Giang tăng tốc - Ảnh 8.
Chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang Đồng Văn Thanh
Thủ tướng chỉ ra 3 lợi thế lớn giúp Hậu Giang tăng tốc - Ảnh 9.
 
Thủ tướng chỉ ra 3 lợi thế lớn giúp Hậu Giang tăng tốc - Ảnh 10.
 
Thủ tướng chỉ ra 3 lợi thế lớn giúp Hậu Giang tăng tốc - Ảnh 11.
Bà Nguyễn Thị Bích Ngọc, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư
 
Thủ tướng chỉ ra 3 lợi thế lớn giúp Hậu Giang tăng tốc - Ảnh 12.
Ông Phạm Tấn Công, Chủ tịch Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam
 
Thủ tướng chỉ ra 3 lợi thế lớn giúp Hậu Giang tăng tốc - Ảnh 13.
 
Thủ tướng chỉ ra 3 lợi thế lớn giúp Hậu Giang tăng tốc - Ảnh 14.
Bốn là, các lĩnh vực lao động, việc làm, an sinh xã hội được đảm bảo. Công tác bảo vệ môi trường được đặc biệt quan tâm và đạt những kết quả tốt, tỉ lệ trường đạt chuẩn Quốc gia vượt kế hoạch cả năm, du lịch có khởi sắc.
 
Hội nghị hôm nay là sự kiện hết sức quan trọng, có phạm vi ảnh hưởng và sức lan tỏa lớn trong thu hút đầu tư nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt trong bối cảnh kinh tế trong nước nói chung và tỉnh Hậu Giang Sóc Trăng nói riêng chịu ảnh hưởng không nhỏ của dịch bệnh, cần nguồn lực và tinh thần đoàn kết của các cấp lãnh đạo, chính quyền, doanh nghiệp và Nhân dân tỉnh nhà cùng vượt qua thử thách để phát triển.
 
Những năm qua, mặc dù còn nhiều khó khăn, thách thức, nhưng bằng sự nỗ lực cố gắng của Đảng bộ, chính quyền, và nhân dân trong tỉnh, Hậu Giang đã duy trì tăng trưởng kinh tế dương cùng với sự cải thiện mạnh mẽ, thông thoáng môi trường thu hút đầu tư của tỉnh. Trong tương lai gần, Hậu Giang có các lợi thế rất lớn, gồm:
Một là cơ hội rất lớn: Tỉnh này nằm ở điểm giao nhau của 3 tuyến cao tốc sắp hình thành là Cần Thơ – Cà Mau; Châu Đốc – Cần Thơ – Hậu Giang và Hà Tiên – Rạch Giá – Bạc Liêu. Đăc biệt, mới đây Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 13 về phương hướng phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng ĐBSCL đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, trong đó xác định "Phát triển các trung tâm đầu mối về nông nghiệp gần với vùng chuyên canh, kết nối với các đô thị gồm: Trung tâm đầu mối tổng hợp ở TP Cần Thơ gắn với phát triển dịch vụ logistics ở Hậu Giang"
 
Hai là tiềm năng khác biệt: Khi các tuyến đường cao tốc được hình thành thì Hậu Giang nằm ở vị trí trung tâm của các tỉnh Nam sông Hậu và là cửa ngõ kết nối giữa các tỉnh nam sông Hậu với phần còn lại của ĐBSCL và các vùng kinh tế khác của cả nước. Việc này sẽ mở ra rất nhiều cơ hội cho Hậu Giang, đặc biệt liên quan đến phát triển công nghiệp, đô thị và logistics
 
Ba là lợi thế cạnh tranh: Chính sách thu hút và ưu đãi đầu tư tốt nhất. Về lợi thế cơ cấu dân số vàng cùng hệ thống cơ sở đào tạo hiện có, Hậu Giang đáp ứng nguồn nhân lực dồi dào theo yêu cầu của doanh nghiệp
Khu vực ĐBSCL đang được Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Chính phủ hết sức quan tâm. Cùng với đó, sự dịch chuyển chuỗi sản xuất có xu hướng từ các nước đổ vào Việt Nam; ở trong nước có sự dịch chuyển các chuỗi sản xuất từ các trung tâm, đô thị, thành phố lớn phía Nam về các tỉnh, thành ĐBSCL. Như vậy, ĐBSCL vừa được quan tâm đầu tư, vừa đón sự dịch chuyển của các chuỗi sản xuất nên tỉnh Hậu Giang đang có điều kiện phát triển tốt, từ đó sẽ tạo cho Hậu Giang một lợi thế cạnh tranh vượt trội khi nằm ở vị trí trung tâm của vùng Nam Sông Hậu.
 
"Với lợi thế vốn có và tiềm năng mới xuất hiện, Hậu Giang thực sự trở thành điểm đến thành công của các nhà đầu tư, các doanh nghiệp trong và ngoài nước" – Thủ tướng nhấn mạnh.
 
Kêu gọi đầu tư 79 dự án
 
Tại hội nghị xúc tiến đầu tư lần này, Hậu Giang kêu gọi đầu tư 79 dự án với tổng diện tích gần 30 ha, tổng mức vốn dự kiến hơn 38.200 tỉ đồng.
 
Lãnh đạo tỉnh Hậu Giang cam kết sẽ luôn luôn đồng hành cùng doanh nghiệp bằng các khẩu hiệu "Doanh nghiệp đến, Hậu Giang vui", "Hai nhanh" và "Ba tốt" (nhanh giải phóng mặt bằng và thủ tục đầu tư và cơ hội tốt, chính sách tốt, hạ tầng tốt.
 
TÂM QUÂN (nld.com.vn)
 
Cùng chuyên mục
Tin mới
Tin tiêu biểu