Thứ bảy, 04/05/2019,14:23 (GMT+7)
VIBM: THỬ NGHIỆM DÂY TỤT THOÁT HIỂM NHÀ CAO TẦNG
Quá trình đô thị hóa mạnh mẽ của nước ta tạo nên xu thế tất yếu là việc phát triển ngày càng nhiều các công trình chung cư, khách sạn, văn phòng và khu thương mại cao tầng. Đây là những nơi có mật độ người dân sống, sinh hoạt và làm việc rất đông đúc với nhiều loại hình hoạt động khác nhau và tiềm ẩn nguy cơ cháy nổ, hỏa hoạn rất lớn.

Chưa có ảnh

Một số hình ảnh quá trình thử nghiệm dây tụt thoát hiểm tại VIBM

Trong trường hợp xảy ra hỏa hoạn, cư dân sinh sống trong các tòa nhà cao tầng thường phải đối diện với các rủi ro từ sự lây lan đám cháy, sức nóng, khói và khí độc hại, làm mất phương hướng dẫn đến tử vong. Vấn đề sơ tán khẩn cấp trong tòa nhà cao tầng trong những năm gần đây cũng đang được chú ý, đặc biệt liên quan tới hệ thống thang bộ thoát hiểm thông thường tồn tại những vấn đề như khả năng hạn chế, tốc độ di tản chậm. Hơn nữa việc di tản từ trên cao qua nhiều tầng bằng cầu thang bộ là rất khó khăn ngay cả đối với những người khỏe mạnh và gần như là điều không thể đối với những người có giới hạn về thể chất.

Vài năm trở lại đây, hàng loạt các vụ cháy chung cư đã xảy ra, trong đó không ít vụ gây thiệt hại lớn về người và của. Gần đây nhất vụ cháy chung cư Carina Plaza năm 2018 khiến 13 người thiệt mạng tại Thành phố Hồ Chí Minh, đã khiến cho người dân đang sinh sống ở các chung cư cao tầng lo ngại về khả năng phòng cháy và thoát hiểm. Để thoát nạn, nhiều người sinh sống tại chung cư Carina Plaza đã phải sử dụng thang dây cùng nhiều vật dụng khác trong nhà như chăn mền, rèm cửa, dây điện,… buộc lại làm dây đu xuống đất, đã có trường hợp tử vong do hoẳng loạn đu dây từ tầng 14 xuống đất trong vụ việc này.


Hình ảnh một số vật dụng được sử dụng khi thoát nạn tại Chung cư Carina

Dây tụt thoát hiểm là thiết bị sơ tán thoát hiểm cá nhân cho phép sơ tán tối đa hai người cùng một lúc, với tốc độ tụt được kiểm soát và lắp đặt bên ngoài tòa nhà từ trên tầng cao xuống mặt đất hoặc vị trí an toàn. Loại hệ thống thiết bị thoát hiểm này có những ưu điểm nổi bật như:

- Hệ thống đơn giản, giá thành phải chăng và nhỏ gọn phù hợp với mục đích thoát hiểm cá nhân, gia đình hoặc văn phòng nhỏ.

- Không cần nguồn điện cung cấp.

- Luôn sẵn sàng để sử dụng ngay lập tức bởi các thành viên trong gia đình hoặc nhân viên văn phòng đã được đào tạo.

Loại thiết bị này được thiết kế để tự cứu hộ từ các tòa nhà cao tầng. Thiết bị có thể lắp đặt cố định trên sàn hoặc trên tường và luôn sẵn sàng để sử dụng ngay lập tức. Người di tản chỉ cần buộc mình vào đai nối với dây cáp và sau đó thoát ra khỏi tòa nhà qua cửa sổ hoặc ban công. Thiết bị sẽ tự động tụt xuống với vận tốc an toàn xuống đất. Một người khác sau đó có thể sơ tán khỏi tòa nhà và đi xuống theo cách tương tự.

 
Thiết bị dây tụt thoát hiểm

Tiêu chuẩn kỹ thuật cho hệ thống thiết bị tụt thoát hiểm đã có đầy đủ trong các hệ thống tiêu chuẩn trên thế giới như: Hệ thống tiêu chuẩn quốc tế ISO là tiêu chuẩn ISO 22159 - Personal equipment for protection against falls - Descending devices; Hệ thống tiêu chuẩn Châu Âu là tiêu chuẩn EN 341 - Personal equipment for protection against falls - Descending devices; Hệ thống tiêu chuẩn Hoa Kỳ là tiêu chuẩn ASTM E 2484 - Standard Specification for Multi-Story Building External Evacuation Controlled Descent Devices.

Yêu cầu kỹ thuật đối với thiết bị tụt thoát hiểm cho nhà cao tầng trong hệ thống tiêu chuẩn Quốc tế và Châu Âu bao gồm các chỉ tiêu như sau:

Bảng tóm tắt các đặc tính yêu cầu kỹ thuật cho thiết bị tụt thoát hiểm

Stt Đặc tính kỹ thuật Mức yêu cầu
1 Độ bền thiết bị khi thử nghiệm tại tải trọng tối đa cho phép theo tải trọng công bố của nhà sản xuất, ví dụ: 150 kg Thiết bị tụt sẽ không nhả tải trọng thử và không có bộ phận nào của thiết bị có dấu hiệu vỡ hoặc rách
2 Xác định lực va đập trung bình khi thử nghiệm độ bền động Đo giá trị lực va đập theo kN làm căn cứ để xác định khả năng chịu tải trọng tĩnh
3 Phép thử trong điều kiện khô tại điều kiện phòng thí nghiệm. Tốc độ thả rơi tải trọng tối thiểu và tối đa cho phép Tốc độ thả rơi ≤ 2m/s
4 Phép thử ảnh hưởng trong điều kiện ướt: Thiết bị được ngâm nước trong 60 phút tại nhiệt độ phòng thí nghiệm. Xác định tốc độ thả rơi tải trọng tối thiểu và tối đa cho phép

- Không ảnh hưởng đến chức năng thiết bị
- Tốc độ thả rơi ≤ 2m/s

5 Khả năng chịu tải tĩnh là phải chịu lực thử nghiệm bằng 2 lần lực va đập xác định từ thử nghiệm độ bền động, nhưng ít nhất bằng 5 lần tải trọng tối đa công bố, duy trì lực trong vòng 3 phút Không có dấu hiệu hư hại đến thiết bị
6 Thử nghiệm khả năng chống ăn mòn: Phơi nhiễm thiết bị thử nghiệm trong môi trường phun mù muối trung tính trong 24h. Làm khô trong 60 phút tại điều kiện 20oC. Sau đó lại qui trình thử nghiệm với tổng thời gian phơi nhiễm là 24h phun mù mưới, làm khô 60 phút cộng với 24h phun mù muối khác và thêm 60 phút làm khô. Thiết bị tụt thoát hiểm vẫn phải hoạt động như dự đinh và sự an mòn không ảnh hưởng tới các chức năng cần thiết sau thời gian thử nghiệm ăn mòn.

 

  
Thử nghiệm khả năng kháng ăn mòn

Trung tâm thông tin - (vibm.vn)
T/h: Y Phương - (dongbang.vn)
Cùng chuyên mục
Tin mới
Tin tiêu biểu