Thiên thạch cỡ bằng quả bóng đá rơi xuống cánh đồng lúa.
Theo CNN, thiên thạch rơi xuống khực ngôi làng Mahedeva, bang Bihar, nặng 13kg và có từ tính.
Hình ảnh chụp tại hiện trường cho thấy đám đông dân làng đứng vây quanh một hố sâu tới 150cm, được cho là do mảnh thiên thạch tạo nên.
Mảnh thiên thạch hiện đang được trưng bày tại bảo tàng Bihar và sẽ được chuyển đến trung tâm khoa học Srikrishna để phân tích.
Mặc dù nhìn bề ngoài trông giống những viên đá bình thường, mảnh thiên thạch thường nặng hơn, trông sáng loáng vì bị đốt cháy lớp bên ngoài và chúng có từ tính.
“Thiên thạch là mối quan tâm hàng đầu của các nhà nghiên cứu. Tìm hiểu về nó giúp hiểu thêm về sự hình thành và biến đổi của Hệ Mặt trời”, nhà phân tích của NASA, Steven Ehlert nói.
Thiên thạch hiện đang được trưng bày ở bảo tàng.
Theo NASA, thiên thạch chính là “đá vũ trụ”, có nguồn gốc từ sao chổi hoặc tiểu hành tinh, bay theo quỹ đạo xung quanh Mặt trời. Chúng biến thành thiên thạch khi rơi xuống bầu khí quyển Trái đất.
Các thiên thạch cỡ lớn có thể sống sót khi rơi xuống bầu khí quyển, tạo thành các mảnh vỡ rải rác ở khắp nơi.
Hôm 24.7, một quả cầu lửa soi sáng một vùng trời ở phía nam Ontario và Quebe, Canada, với khả năng có mảnh thiên thạch rơi xuống Trái đất.
Năm 2013, một vụ nổ thiên thạch xảy ra ở vùng Urals, Nga. Sức công phá khủng khiếp khiến cửa kính nhà dân vỡ toang và khiến 1.000 người bị thương.