Sampson giải thích về giấc mơ của mình với tổng biên tập. Ảnh minh họa.
Theo Ancient Pages, câu chuyện bắt đầu vào ngày 29.8.1893, phóng viên Eward Samsom của tờ Boston Globe nằm ngủ trên ghế sofa tại văn phòng sau một ngày làm việc vất vả.
Trong giấc mơ, Samson nhìn thấy núi lửa phun trào khiến nhiều người thương vong. Sau khi tỉnh dậy, Samson viết lại những điều mà mình nhìn thấy ra một tờ giấy và để lại trên bàn trước khi về nhà.
Tổng biên tập tờ Boston Globe đến tòa soạn, nhìn thấy trên bàn làm việc của Samson có một tờ giấy viết về vụ phun trào núi lửa. Tin tức này nhanh chóng được đăng vào mục tin nóng.
Samson khi đó mới hoảng hồn, chạy đến tòa soạn nói đó chỉ là tưởng tượng của mình trong giấc mơ. Kết quả là Samson bị đuổi việc còn tờ Boston Globe đăng thông tin xin lỗi độc giả.
Núi lửa Karatoa phun trào khiến hơn 32.000 người thiệt mạng.
Vài ngày sau, khắp nơi trên thế giới đều đưa tin về vụ phun trào núi lửa Karatoa thuộc vùng thuộc địa của Công ty Đông Ấn Hà Lan (nay là Indonesia). Vụ phun trào khiến 36,417 người bản địa thiệt mạng.
Đến lúc này, Samson được mời trở lại làm việc. Giấc mơ của Samson vô tình đã trở thành điềm báo về thảm họa núi lửa. Điều khác biệt duy nhất giữa giấc mơ và thực tế là tên hòn đảo nơi xảy ra vụ phun trào, phá hủy 70% khu vực hòn đảo và vùng lân cận. Đây là một trong những vụ phun trào núi lửa tồi tệ nhất thế giới trong lịch sử.
Mãi sau này, Samson mới biết tên núi lửa Pralape mà mình viết ra trong giấc mơ chính là tên núi lửa Karatoa, do một nhà sử học người Hà Lan đưa cho tấm bản đồ cũ, trong đó có viết tên này.
Trong nhiều năm, nhiều nhà nghiên cứu đã cố gắng xác minh câu chuyện này. Nhiều người tin rằng câu chuyện trên là thật. Có những người vẫn đặt ra nghi vấn.
Vụ phun trào là thật. Tờ Boston Globe cũng có thật nhưng liệu giấc mơ của Eward Samsom giống thật đến đâu thì có lẽ chỉ những người trong cuộc mới biết được, theo Ancient Pages.