Anh Nguyễn Minh Hiếu (ngụ xã Vọng Thê, huyện Thoại Sơn, An Giang) cho biết: “Lúc này không vào vụ lúa, bà con thường rảnh rỗi nên rủ nhau đi đào chuột để cải thiện bữa ăn cũng như góp phần tiêu diệt sinh vật gây hại mùa màng”.
Chỉ dụng cụ dơn giản gồm leng, gọng là thợ săn chuột có thể ra ruộng hành nghề.
Những bờ bao tại các cánh đồng trống sau thu hoạch hoặc dọn trống chuẩn bị xuống giống là điểm đến quen thuộc của thợ săn chuột đồng.
Những thợ săn có kinh nghiệm dễ dàng xác định được hang nào có chuột để đào lên.
Khi đào đến cùn hang, thợ lành nghề dễ dàng bắt được chuột. Cũng có trường hợp chuột chạy theo đường ngách ra ngoài, lúc này những người đi cùng rượt đuổi để bắt chúng.
Một con chuột được bắt tại hang.
Thợ thường đào đến cùng hang rồi dùng tay bắt chúng để bỏ vô gọng.
Bắt chuột không chỉ góp phần cải thiện bữa ăn, bảo vệ mùa màng mà còn là thú vui giải trí của cư dân nông thôn, đặc biệt là trẻ em.
Trẻ em rất thích thú khi tham gia cùng người lớn đào chuột. Và thành quả là những con chuột bị bắt làm các em rất thích thú.
Chuột đồng sau khi bắt được nếu nhiều cho vào gọng để mang đi bán.
Nếu bắt được ít, các thợ thường tranh thủ làm sạch chuột để chế biến món ăn.
Chuột đồng có thể làm nhiều món ăn như chiên, xào, nấu canh chua cơm mẻ… Các món đều mang đậm nét văn hóa ẩm thực sông nước miền Tây.