ai vùng khí hậu khắc nghiệt nhất của Trái đất là Nam Cực và Bắc Cực với nền nhiệt dưới ngưỡng -30 độ C khiến các loài sinh vật khó khăn khi chống chọi.
Ấy vậy mà tại xứ sở của ông già Noel và những chú tuần lộc ấy lại có một loài hoa sống 300 năm, rực rỡ không thua kém các loài hoa nhiệt đới. Dù có ngâm mình trong lớp tuyết dày, nó cũng mạnh mẽ đâm chồi lộng lẫy.
Người ta tìm thấy cây hoa la bàn "Silene acaulis" đầu tiên tại quần đảo Svalbard 6 tháng không nhìn thấy mặt trời, trong thời gian ấy vùng đất này quanh năm chìm vào bóng tối.
Mùa xuân quay lại, mặc dù ở nền nhiệt -10 độ, mặt trời luôn treo trên đường chân trời.
Chính vì sự thay đổi mùa diễn ra một cách cực đoan tại vùng cực nên việc có thể sống sót không phải là điều dễ dàng.
Tuy nhiên cây hoa la bàn “Silene acaulis” lại tươi tốt đẹp đẽ lạ kỳ.
Các nhà nghiên cứu thuộc đại học Na Uy đã chỉ ra rằng, chính hình dạng của chúng làm chúng có thể đương đầu với những cơn gió rét và tuyết phủ chết người.
Ở trong môi trường thiếu dưỡng chất trầm trọng, hoa la bàn có khả năng tự sản sinh ra chất nuôi sống mầm. Lớp lá chết bên trong lớp vòm sẽ tự động thành phân bón cho lớp đất ở dưới.
Hoa la bàn có màu hồng rực như hoa mười giờ, chúng mọc thành từng vòm nằm rải rác trên các mảng núi tuyết.
Bên trong các vòm hoa, nhiệt độ được đo lên tới 30 độ C trái ngược với nhiệt độ đóng băng ở Nam Cực.
Nhà khoa học Pernille cho biết: "Hình dạng mọc của cây la bàn không chỉ giúp chúng tăng nhiệt độ bên trong mà còn góp phần kéo dài thời gian hoa nở bởi tại đây, việc phân tán phấn hoa là điều cực kỳ nguy hiểm, điều an toàn nhất chính là kéo dài thời gian nở hoa".
Vì nhiệt lượng mặt trời thay đổi, nên nhiệt độ cố định của hoa la bàn không được ổn định. Các bông hoa ở cực Bắc sẽ có xu hướng nở chậm hơn các bông hoa ở cực Nam nên dù vòng đời của hoa la bàn chỉ khoảng 1 tuần nhưng sẽ không ngạc nhiên khi bạn thấy hoa la bàn nở cả tháng trời!
Vì đặc tính nở hoa từ nam đến bắc như vậy, nên cây la bàn được sử dụng để xác định phương hướng. Những bông hoa nở to hơn sẽ thuộc hướng Nam còn những bông hoa nở muộn sẽ thuộc hướng Bắc.
Tại vùng cực, sống lâu năm là một đặc tính chung của cây cối, nên hoa la bàn có thể sống tới 300 tuổi.
Theo nhà khoa học Bronken Eidesen, để duy trì số lượng, mỗi cây la bàn chỉ phải làm tạo ra một hạt giống có thể sống sót để tiếp tục tái sinh.
Khi hoa tàn, nhiệt độ được lưu lại bên trong mái vòm sẽ bảo bọc cho sự phát triển của hạt giống.
Tuy nhiên, khi thân cây già cỗi, số phận của các hạt giống sẽ nằm trong bàn tay của những trận cuồng phong Bắc cực.
Khi thoát ra khỏi lớp nang, hạt giống của cây la bàn sẽ chu du vào cuộc sống hoang dã của Bắc cực. Ở một thế giới nơi một bông hoa có thể phải cần đến 3 thế kỉ để tạo ra "người kế nghiệp", thì sự ngoan cường chính là thứ vũ khí bí mật của loài cây la bàn.