Nông dân huyện Cai Lậy (tỉnh Tiền Giang) tranh thủ lấy nước ngọt tưới cho vườn cây ăn trái trong mùa khô, hạn mặn. Ảnh: CTV
Với đặc điểm nguồn nước như hiện nay, tại các tỉnh An Giang, Đồng Tháp, thượng nguồn Long An, Kiên Giang và TP Cần Thơ, đầu nước tiếp tục thấp, khó khăn cho bơm tát ở các vị trí xa kênh trục. Phần đất thuộc TP Cần Thơ (phần hạ nguồn), tỉnh Tiền Giang, Long An, Kiên Giang, Hậu Giang, Đồng Tháp, Vĩnh Long và vùng được kiểm soát mặn ở Bạc Liêu, Sóc Trăng, Trà Vinh, Bến Tre, nước ngọt có khả năng xuất hiện ở các cửa sông khi chân triều thấp, sông Cổ Chiên 40-45km, sông Hậu 45-50km, sông Vàm Cỏ 95-110km, sông Cái Lớn 60-65km. Các sông Hàm Luông, cửa Đại và cửa Tiểu khả năng lấy nước hạn chế do mặn nền tiếp tục duy trì cao. Các địa phương cần chủ động những biện pháp tích trữ nước phục vụ sinh hoạt, tích nước ngay khi có thể để đề phòng mặn cao trở lại vào giữa tháng 4. Vùng ven biển ĐBSCL (Long An, Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau và tỉnh Kiên Giang) cần tăng cường ứng phó với tình hình mặn lịch sử, chủ động các biện pháp chống hạn mặn và cấp nước sinh hoạt, chủ động tích nước khi mặn hạn chế xâm nhập, nước ngọt xuất hiện trên địa bàn...
Trong tuần qua (từ ngày 28-3-2020 đến ngày 2-4-2020), chiều sâu xâm nhập mặn có xu thế giảm theo kỳ triều kém tại các cửa sông Cửu Long, với ranh 4g/l xâm nhập từ 32km đến 72km; sông Vàm Cỏ Đông, Vàm Cỏ Tây từ 76km đến 106km; sông Cái Lớn 59km…
H.VĂN - (baocantho.com.vn)
T/h: H.Phong (dongbang.vn)