Xác định việc xây dựng NTM là nhiệm vụ quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội, góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân, từ năm 2011 Đảng ủy xã đã ban hành Nghị quyết, UBND xã ban hành kế hoạch triển khai xây dựng NTM trên địa bàn.
Các tuyến đường được trải dal, trồng hoa tạo nên diện mạo mới cho xã Tân Thới.
DIỆN MẠO MỚI
Cụ thể, xã Tân Thới tập trung thực hiện các tiêu chí không cần vốn, chủ yếu là làm thay đổi nhận thức của người dân như: Trồng cây xanh, làm hàng rào, tạo cảnh quan môi trường, sử dụng điện an toàn, chuyển đổi cơ cấu cây trồng...
Theo Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND xã Tân Thới Lê Thanh Đằng, với đặc thù xã bãi ngang, Tân Thới bắt tay vào xây dựng NTM với rất nhiều khó khăn. Tuy nhiên, được sự quan tâm của lãnh đạo tỉnh, quyết tâm của Huyện ủy, UBND huyện và Đảng bộ xã, đặc biệt là sự đồng thuận của người dân nên quá trình xây dựng NTM ở xã đã được tập trung thực hiện. Theo đó, xã đã tiến hành rà soát các thiết chế, hạ tầng kỹ thuật nông thôn, một số vấn đề xã phải lấy ý kiến của người dân. Trên cơ sở đó, xã đã thống nhất danh mục đề xuất đầu tư để đảm bảo hoàn thành các tiêu chí. Với nguồn vốn đầu tư từ Trung ương, tỉnh, huyện và người dân đóng góp, đến thời điểm này, bộ mặt của xã đã thay đổi rõ rệt, đời sống, thu nhập của người dân được nâng lên.
Theo đồng chí Lê Thanh Đằng, sau khi ra mắt NTM, xã sẽ tiếp tục củng cố và giữ vững 19 tiêu chí NTM. Đồng thời, đăng ký với huyện, Ban Chỉ đạo Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM tỉnh phấn đấu đến năm 2025 đạt chuẩn xã NTM nâng cao. Sau Đại hội Đảng bộ xã nhiệm kỳ 2020 - 2025, lãnh đạo xã sẽ đánh giá từng tiêu chí NTM, từ đó xây dựng lộ trình từng năm.
|
Sau khi các tuyến đường được đầu tư trải dal khang trang, xã triển khai mô hình “Ngày chủ nhật NTM”. Theo đó, mỗi tháng xã chọn 1 ngày chủ nhật để vận động cán bộ, công chức, viên chức, nhân dân đến chỉnh trang, dọn dẹp vệ sinh, trồng hoa kiểng trên các tuyến đường. Đến nay, có khoảng 80% tuyến đường ở xã thực hiện mô hình này. Đối với hệ thống điện, đèn đường, nhân dân tham gia đóng góp đầu tư được 24/39 tuyến đường dal và hiện đang đầu tư thêm 11 tuyến nữa, góp phần đảm bảo an ninh trật tự, an toàn giao thông trên địa bàn xã. Song song đó, các thiết chế văn hóa, các công trình thiết yếu như: Trường học, trạm Y tế… cũng được đầu tư xây dựng khang trang, tạo diện mạo mới cho xã cù lao.
ĐỜI SỐNG NGƯỜI DÂN KHÔNG NGỪNG NÂNG LÊN
Theo đồng chí Lê Thanh Đằng, xã xác định phát triển kinh tế là đòn bẩy, khâu đột phá trong xây dựng NTM, trong đó nội lực là chính. Đồng chí Lê Thanh Đằng cho biết: “Trong công tác lập quy hoạch, xã điều chỉnh kế hoạch sử dụng đất, vùng nào trồng cây dừa thì vận động người dân giữ vững, không để tình trạng nay trồng cây này, mai trồng cây khác; quy hoạch vùng nuôi trồng thủy sản, trồng mãng cầu Xiêm. Đến thời điểm này, toàn xã có khoảng 1.360 ha dừa cho trái ổn định. Thời gian qua, dừa có giá cao nên đời sống người dân từng bước được nâng lên”.
Theo UBND xã Tân Thới, đến nay xã đã xây dựng 4 mô hình sản xuất như: May thêu; đan ghế nhựa, đan lát; chăn nuôi heo, nuôi bò, nuôi dê sinh sản; phụ nữ giúp nhau thoát nghèo bền vững. Các mô hình này đạt hiệu quả kinh tế khá cao và đã được nhân rộng trong nhân dân, giúp giải quyết việc làm, tạo thu nhập ổn định cho người dân.
Song song với đẩy mạnh phát triển sản xuất, công tác xóa khó, giảm nghèo được xã đặc biệt quan tâm. Xã đã tận dụng các dự án thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững, các nguồn vốn vay… để hỗ trợ người dân phát triển chăn nuôi, kinh tế vườn. Năm 2017, thu nhập bình quân đầu người của xã khoảng 26 triệu đồng, đến cuối năm 2019 đã hơn 45 triệu đồng/năm.
Đồng chí Lê Thanh Đằng cho biết: “Đến thời điểm này, xã đã cơ bản đạt 18 tiêu chí, chỉ còn tiêu chí Điện đang chờ ngành Điện triển khai. Hiện xã đang lấy ý kiến Mặt trận và các đoàn thể”.
M.THÀNHDù xuất phát điểm thấp, nhưng với sự quyết tâm và đồng lòng của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân, xã Tân Thới (huyện Tân Phú Đông, tỉnh Tiền Giang) đã từng bước “chuyển mình”, trên đường “về đích” nông thôn mới (NTM).
Xác định việc xây dựng NTM là nhiệm vụ quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội, góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân, từ năm 2011 Đảng ủy xã đã ban hành Nghị quyết, UBND xã ban hành kế hoạch triển khai xây dựng NTM trên địa bàn.
Các tuyến đường được trải dal, trồng hoa tạo nên diện mạo mới cho xã Tân Thới.
DIỆN MẠO MỚI
Cụ thể, xã Tân Thới tập trung thực hiện các tiêu chí không cần vốn, chủ yếu là làm thay đổi nhận thức của người dân như: Trồng cây xanh, làm hàng rào, tạo cảnh quan môi trường, sử dụng điện an toàn, chuyển đổi cơ cấu cây trồng...
Theo Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND xã Tân Thới Lê Thanh Đằng, với đặc thù xã bãi ngang, Tân Thới bắt tay vào xây dựng NTM với rất nhiều khó khăn. Tuy nhiên, được sự quan tâm của lãnh đạo tỉnh, quyết tâm của Huyện ủy, UBND huyện và Đảng bộ xã, đặc biệt là sự đồng thuận của người dân nên quá trình xây dựng NTM ở xã đã được tập trung thực hiện. Theo đó, xã đã tiến hành rà soát các thiết chế, hạ tầng kỹ thuật nông thôn, một số vấn đề xã phải lấy ý kiến của người dân. Trên cơ sở đó, xã đã thống nhất danh mục đề xuất đầu tư để đảm bảo hoàn thành các tiêu chí. Với nguồn vốn đầu tư từ Trung ương, tỉnh, huyện và người dân đóng góp, đến thời điểm này, bộ mặt của xã đã thay đổi rõ rệt, đời sống, thu nhập của người dân được nâng lên.
Theo đồng chí Lê Thanh Đằng, sau khi ra mắt NTM, xã sẽ tiếp tục củng cố và giữ vững 19 tiêu chí NTM. Đồng thời, đăng ký với huyện, Ban Chỉ đạo Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM tỉnh phấn đấu đến năm 2025 đạt chuẩn xã NTM nâng cao. Sau Đại hội Đảng bộ xã nhiệm kỳ 2020 - 2025, lãnh đạo xã sẽ đánh giá từng tiêu chí NTM, từ đó xây dựng lộ trình từng năm.
|
Sau khi các tuyến đường được đầu tư trải dal khang trang, xã triển khai mô hình “Ngày chủ nhật NTM”. Theo đó, mỗi tháng xã chọn 1 ngày chủ nhật để vận động cán bộ, công chức, viên chức, nhân dân đến chỉnh trang, dọn dẹp vệ sinh, trồng hoa kiểng trên các tuyến đường. Đến nay, có khoảng 80% tuyến đường ở xã thực hiện mô hình này. Đối với hệ thống điện, đèn đường, nhân dân tham gia đóng góp đầu tư được 24/39 tuyến đường dal và hiện đang đầu tư thêm 11 tuyến nữa, góp phần đảm bảo an ninh trật tự, an toàn giao thông trên địa bàn xã. Song song đó, các thiết chế văn hóa, các công trình thiết yếu như: Trường học, trạm Y tế… cũng được đầu tư xây dựng khang trang, tạo diện mạo mới cho xã cù lao.
ĐỜI SỐNG NGƯỜI DÂN KHÔNG NGỪNG NÂNG LÊN
Theo đồng chí Lê Thanh Đằng, xã xác định phát triển kinh tế là đòn bẩy, khâu đột phá trong xây dựng NTM, trong đó nội lực là chính. Đồng chí Lê Thanh Đằng cho biết: “Trong công tác lập quy hoạch, xã điều chỉnh kế hoạch sử dụng đất, vùng nào trồng cây dừa thì vận động người dân giữ vững, không để tình trạng nay trồng cây này, mai trồng cây khác; quy hoạch vùng nuôi trồng thủy sản, trồng mãng cầu Xiêm. Đến thời điểm này, toàn xã có khoảng 1.360 ha dừa cho trái ổn định. Thời gian qua, dừa có giá cao nên đời sống người dân từng bước được nâng lên”.
Theo UBND xã Tân Thới, đến nay xã đã xây dựng 4 mô hình sản xuất như: May thêu; đan ghế nhựa, đan lát; chăn nuôi heo, nuôi bò, nuôi dê sinh sản; phụ nữ giúp nhau thoát nghèo bền vững. Các mô hình này đạt hiệu quả kinh tế khá cao và đã được nhân rộng trong nhân dân, giúp giải quyết việc làm, tạo thu nhập ổn định cho người dân.
Song song với đẩy mạnh phát triển sản xuất, công tác xóa khó, giảm nghèo được xã đặc biệt quan tâm. Xã đã tận dụng các dự án thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững, các nguồn vốn vay… để hỗ trợ người dân phát triển chăn nuôi, kinh tế vườn. Năm 2017, thu nhập bình quân đầu người của xã khoảng 26 triệu đồng, đến cuối năm 2019 đã hơn 45 triệu đồng/năm.
Đồng chí Lê Thanh Đằng cho biết: “Đến thời điểm này, xã đã cơ bản đạt 18 tiêu chí, chỉ còn tiêu chí Điện đang chờ ngành Điện triển khai. Hiện xã đang lấy ý kiến Mặt trận và các đoàn thể”.
M.THÀNH - (baoapbac.vn)
T/h: Kim Nguyên - (dongbang.vn)