Tiếc một thời cây mía Hậu Giang

Thứ sáu, 12 Tháng 6 2020 14:35 (GMT+7)
Từng là tỉnh canh tác mía lớn nhất ĐBSCL nhưng diện tích trồng mía của Hậu Giang đang giảm mạnh, nhường chỗ cho những cây trồng khác cho hiệu quả kinh tế cao hơn.
 
Hậu Giang là tỉnh dẫn đầu khu vực ĐBSCL về lĩnh vực sản xuất mía đường khi trên địa bàn có tới 3 nhà máy đường (gồm nhà máy của Cty TNHH Đường cồn Long Mỹ Phát và 2 nhà máy của Cty CP Mía đường Cần Thơ - CASUCO) cùng hoạt động. Ảnh: Trung Chánh.
 
Hậu Giang là tỉnh dẫn đầu khu vực ĐBSCL về lĩnh vực sản xuất mía đường khi trên địa bàn có tới 3 nhà máy đường (gồm nhà máy của Cty TNHH Đường cồn Long Mỹ Phát và 2 nhà máy của Cty CP Mía đường Cần Thơ - CASUCO) cùng hoạt động. Ảnh: Trung Chánh.
 
Để đáp ứng nhu cầu hoạt động của các nhà máy, tỉnh này đã đầu tư phát triển vùng trồng mía nguyên liệu tập trung với diện tích rất lớn. Thời đỉnh điểm, diện tích trồng mía của Hậu Giang lên đến hơn 14.000 ha. Ảnh: Trung Chánh.
 
Để đáp ứng nhu cầu hoạt động của các nhà máy, tỉnh này đã đầu tư phát triển vùng trồng mía nguyên liệu tập trung với diện tích rất lớn. Thời đỉnh điểm, diện tích trồng mía của Hậu Giang lên đến hơn 14.000 ha. Ảnh: Trung Chánh.
 
Tại vùng mía nguyên liệu chính của tỉnh là huyện Phụng Hiệp, diện tích luôn chiếm hơn 50% toàn tỉnh. Ở đây, có rất nhiều hộ nông dân đã gắn bó với cây mía mấy chục năm qua, từ đời này qua đời khác. Ảnh: Trung Chánh.
 
Tại vùng mía nguyên liệu chính của tỉnh là huyện Phụng Hiệp, diện tích luôn chiếm hơn 50% toàn tỉnh. Ở đây, có rất nhiều hộ nông dân đã gắn bó với cây mía mấy chục năm qua, từ đời này qua đời khác. Ảnh: Trung Chánh.
 
Trước đây, người dân chủ yếu trồng các giống mía địa phương, năng suất rất thấp, chỉ đạt 30-35 tấn/ha là cao. Ảnh: Trung Chánh.
 
Trước đây, người dân chủ yếu trồng các giống mía địa phương, năng suất rất thấp, chỉ đạt 30-35 tấn/ha là cao. Ảnh: Trung Chánh.
 
Đến đầu những năm 2000, các nhà máy đường công nghiệp đưa các các giống mía mới về thử nghiệm và áp dụng các tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất. Nhờ đó, năng suất mía cứ tăng lên từng năm: 50, 60… rồi 100 tấn/ha. Đời sống nông dân trồng mía cũng phất lên từ đó. Ảnh: Trung Chánh.
 
Đến đầu những năm 2000, các nhà máy đường công nghiệp đưa các các giống mía mới về thử nghiệm và áp dụng các tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất. Nhờ đó, năng suất mía cứ tăng lên từng năm: 50, 60… rồi 100 tấn/ha. Đời sống nông dân trồng mía cũng phất lên từ đó. Ảnh: Trung Chánh.
 
Diện tích trồng mía tăng mạnh, nghề trồng mía bán hom giống cũng phát triển theo, giải quyết việc làm, mang lại thu nhập khá cho người dân. Ảnh: Trung Chánh.
 
Diện tích trồng mía tăng mạnh, nghề trồng mía bán hom giống cũng phát triển theo, giải quyết việc làm, mang lại thu nhập khá cho người dân. Ảnh: Trung Chánh.
 
Năm 2006, bộ phận khuyến nông của Cty CP Mía đường Cần Thơ (CASUCO) đã quyết định thành lập CLB 200 (200 tấn mía/ha) để nông dân phấn đấu, cũng như mạnh dạn áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất. Mục tiêu của CLB 200 là tập hợp những nông dân có kinh nghiệm trồng mía, đạt năng suất, chất lượng cao để trao đổi, học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau. Ảnh: Trung Chánh.
 
Năm 2006, bộ phận khuyến nông của Cty CP Mía đường Cần Thơ (CASUCO) đã quyết định thành lập CLB 200 (200 tấn mía/ha) để nông dân phấn đấu, cũng như mạnh dạn áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất. Mục tiêu của CLB 200 là tập hợp những nông dân có kinh nghiệm trồng mía, đạt năng suất, chất lượng cao để trao đổi, học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau. Ảnh: Trung Chánh.
 
Thời hoàng kim, CLB 200 có hàng trăm thành viên, thuộc địa bàn các huyện Phụng Hiệp, Long Mỹ, TP Vị Thanh (Hậu Giang) và huyện Gò Quao (Kiên Giang). Trong đó, riêng huyện Phụng Hiệp chiếm tới 3/4 số thành viên của CLB. Tại đây, đã có nông dân trồng mía đạt năng suất cao nhất lên tới 260 tấn/ha, còn các thành viên năng suất từ 200-220 tấn/ha thì rất phổ biến. Ảnh: Trung Chánh.
 
Thời hoàng kim, CLB 200 có hàng trăm thành viên, thuộc địa bàn các huyện Phụng Hiệp, Long Mỹ, TP Vị Thanh (Hậu Giang) và huyện Gò Quao (Kiên Giang). Trong đó, riêng huyện Phụng Hiệp chiếm tới 3/4 số thành viên của CLB. Tại đây, đã có nông dân trồng mía đạt năng suất cao nhất lên tới 260 tấn/ha, còn các thành viên năng suất từ 200-220 tấn/ha thì rất phổ biến. Ảnh: Trung Chánh.
 
Nhưng rồi những biến động thất thường của thị trường mía đường đã khiến vùng mía nguyên liệu của Hậu Giang trồi sụt theo. Nhất là những năm gần đây, giá mía nguyên liệu liên tục sụt giảm, khiến nông dân trồng mía thua lỗ nặng. Ảnh: Trung Chánh.
 
Nhưng rồi những biến động thất thường của thị trường mía đường đã khiến vùng mía nguyên liệu của Hậu Giang trồi sụt theo. Nhất là những năm gần đây, giá mía nguyên liệu liên tục sụt giảm, khiến nông dân trồng mía thua lỗ nặng. Ảnh: Trung Chánh.
 
Theo tính toán của ngành nông nghiệp Hậu Giang, giá bao tiêu mía của nhà máy trong năm 2019 trung bình chỉ từ 700 - 710 đồng/kg, với mía đạt 10 chữ đường (CCS). Trong khi đó, giá thành sản xuất mía của Hậu Giang năm qua trung bình đã là 676 đồng/kg. Như vậy, giá bán chỉ ngang với giá thành nên không thể có lợi nhuận. Ảnh: Trung Chánh.
 
Theo tính toán của ngành nông nghiệp Hậu Giang, giá bao tiêu mía của nhà máy trong năm 2019 trung bình chỉ từ 700 - 710 đồng/kg, với mía đạt 10 chữ đường (CCS). Trong khi đó, giá thành sản xuất mía của Hậu Giang năm qua trung bình đã là 676 đồng/kg. Như vậy, giá bán chỉ ngang với giá thành nên không thể có lợi nhuận. Ảnh: Trung Chánh.
 
Bên cạnh đó, chi phí sản xuất, nhân công đốn chặt mía lại tăng, dẫn đến giá thành sản xuất tăng. Chi phí đầu vào ngày càng tăng cao và hiện chưa có giải pháp giảm giá thành sản xuất hiệu quả nên diện tích mía ngày càng giảm. Diện tích mía của tỉnh Hậu Giang niên vụ 2019-2020 chỉ còn chưa tới 6.000 ha, giảm trên 2.600 ha so với vụ trước và chỉ còn hơn 1/3 so với thời đỉnh điểm. Ảnh: Trung Chánh.
 
Bên cạnh đó, chi phí sản xuất, nhân công đốn chặt mía lại tăng, dẫn đến giá thành sản xuất tăng. Chi phí đầu vào ngày càng tăng cao và hiện chưa có giải pháp giảm giá thành sản xuất hiệu quả nên diện tích mía ngày càng giảm. Diện tích mía của tỉnh Hậu Giang niên vụ 2019-2020 chỉ còn chưa tới 6.000 ha, giảm trên 2.600 ha so với vụ trước và chỉ còn hơn 1/3 so với thời đỉnh điểm. Ảnh: Trung Chánh.
 
Tại TP Vị Thanh, nông dân đã quá ngán ngẩm với cây mía, dù họ ở sát bên nhà máy đường của CASUCO. Từ vùng mía nguyên liệu cả ngàn ha, niên vụ 2019-2020, Vị Thanh chỉ xây dựng kế hoạch rất khiêm tốn, 200 ha mía. Nhưng đến nay cũng chỉ có hơn 100 ha được nông dân xuống giống. Phần lớn nông dân đã chuyển sang trồng rau màu, cây ăn trái… Ảnh: Trung Chánh.
 
Tại TP Vị Thanh, nông dân đã quá ngán ngẩm với cây mía, dù họ ở sát bên nhà máy đường của CASUCO. Từ vùng mía nguyên liệu cả ngàn ha, niên vụ 2019-2020, Vị Thanh chỉ xây dựng kế hoạch rất khiêm tốn, 200 ha mía. Nhưng đến nay cũng chỉ có hơn 100 ha được nông dân xuống giống. Phần lớn nông dân đã chuyển sang trồng rau màu, cây ăn trái… Ảnh: Trung Chánh.
 
Nông dân Hậu Giang mạnh dạn chuyển đổi vườn tạp, đất mía kém hiệu quả sang trồng mãng cầu ghép gốc bình bát, cho thu nhập khoảng 250 triệu đồng/ha, cao gấp nhiều lần so với trồng mía trước đây. Ảnh: Trung Chánh.
 
Nông dân Hậu Giang mạnh dạn chuyển đổi vườn tạp, đất mía kém hiệu quả sang trồng mãng cầu ghép gốc bình bát, cho thu nhập khoảng 250 triệu đồng/ha, cao gấp nhiều lần so với trồng mía trước đây. Ảnh: Trung Chánh.
 
Theo bà Nguyễn Thị Giang, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT Hậu Giang, riêng năm 2020, toàn tỉnh đã có 2.019 ha đất mía được các địa phương đăng ký chuyển đổi sang các loại cây trồng khác, nhằm khai thác hiệu quả diện tích đất canh tác. Trong đó, nhiều nhất là huyện Phụng Hiệp chuyển đổi 1.200 ha, TP Vị Thanh hơn 500 ha, Ngã Bảy 390 ha. Ảnh: Trung Chánh.
 
Theo bà Nguyễn Thị Giang, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT Hậu Giang, riêng năm 2020, toàn tỉnh đã có 2.019 ha đất mía được các địa phương đăng ký chuyển đổi sang các loại cây trồng khác, nhằm khai thác hiệu quả diện tích đất canh tác. Trong đó, nhiều nhất là huyện Phụng Hiệp chuyển đổi 1.200 ha, TP Vị Thanh hơn 500 ha, Ngã Bảy 390 ha. Ảnh: Trung Chánh.
 
Việc chuyển đổi từ đất trồng mía kém hiệu quả sang trồng cây có múi, đến năm thứ 3 cây bắt đầu cho trái ổn định, mỗi năm hộ dân đạt lợi nhuận từ 70 - 400 triệu đồng/ha (tùy loại cây trồng) sau khi đã trừ chi phí đầu tư. Ảnh: Trung Chánh.
 
Việc chuyển đổi từ đất trồng mía kém hiệu quả sang trồng cây có múi, đến năm thứ 3 cây bắt đầu cho trái ổn định, mỗi năm hộ dân đạt lợi nhuận từ 70 - 400 triệu đồng/ha (tùy loại cây trồng) sau khi đã trừ chi phí đầu tư. Ảnh: Trung Chánh.
 
Các mô hình đều cho hiệu quả kinh tế cao hơn, với mục tiêu tăng lợi nhuận từ 1,5 đến 2 lần so với hiện trạng. Từ đó góp phần đạt chỉ tiêu thu nhập của hộ dân trong xây dựng nông mới của tỉnh Hậu Giang. Ảnh: Trung Chánh.
 
Các mô hình đều cho hiệu quả kinh tế cao hơn, với mục tiêu tăng lợi nhuận từ 1,5 đến 2 lần so với hiện trạng. Từ đó góp phần đạt chỉ tiêu thu nhập của hộ dân trong xây dựng nông mới của tỉnh Hậu Giang. Ảnh: Trung Chánh.
Đ.T. Chánh - Trọng Linh - (nongnghiep.vn)
T/h: Nguyễn Quyên - (dongbang.vn)
 

Bài viết mới nhất của Đời Sống