Cảnh trong phim điện ảnh “Hạnh phúc của mẹ” đoạt giải Cánh diều vàng 2019.
Năm 2019, điện ảnh nước nhà phải đối diện, giải quyết nhiều khó khăn trong đó có huy động nguồn vốn, tổ chức sản xuất và trên hết là không ngừng đổi mới, nâng cao chất lượng tác phẩm. Riêng giải thưởng Cánh diều 2019, do ảnh hưởng của dịch Covid-19, công tác thẩm định tác phẩm cũng bị gián đoạn. Trong thời gian giãn cách xã hội, các rạp chiếu phim không thể hoạt động và Ban Giám khảo mảng phim truyện điện ảnh tới đầu tháng 5 mới có thể xem hết các phim dự giải; nhiều hoạt động tuyên truyền bị hoãn, hủy. Vượt qua trở ngại, sự chuyển biến tích cực của ngành điện ảnh phần nào được ghi nhận bằng chính giải thưởng Cánh diều.
Có hơn 40 cơ sở sản xuất phim với 113 tác phẩm tiêu biểu dự giải thưởng Cánh diều. Trong đó, gồm: 16 phim truyện điện ảnh, 13 phim truyện truyền hình (487 tập), 46 phim tài liệu khoa học, 15 phim hoạt hình, 17 phim ngắn và sáu công trình nghiên cứu lý luận. Kết quả cụ thể, Cánh diều vàng được trao cho các tác phẩm: Phim truyện điện ảnh “Hạnh phúc của mẹ” (đạo diễn Phạm Huỳnh Đông); phim truyện truyền hình “Về nhà đi con” (đạo diễn Nguyễn Danh Dũng); phim hoạt hình “Con chim gỗ” (đạo diễn Trần Khánh Duyên); phim tài liệu “Chư Tan Kra” (đạo diễn Vũ Minh Phương); phim khoa học “Cuộc chiến chống SARS” (đạo diễn Lưu Ngọc Ánh), “Lò đốt rác thải sinh hoạt” (đạo diễn Nguyễn Lê Văn và Nguyễn Hồng Việt). Hội Điện ảnh Việt Nam cũng trao bằng khen và các giải cá nhân xuất sắc cho: biên kịch, đạo diễn, quay phim, diễn viên...
Đáng chú ý, có những tác phẩm đoạt giải thưởng Cánh diều vàng cũng từng đoạt giải cao tại Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 21 tổ chức cuối năm 2019, như: Phim tài liệu “Chư Tan Kra” (giải Bông sen bạc), phim khoa học “Cuộc chiến chống SARS” (giải Bông sen bạc).
Mảng phim truyện truyền hình, Trung tâm Sản xuất phim truyền hình, Đài Truyền hình Việt Nam (VFC) đã thắng lớn với những giải thưởng quan trọng nhất. Ngoài Cánh diều vàng cho “Về nhà đi con”, bộ phim tạo được hiệu ứng tốt khi phát sóng và cũng từng giành nhiều giải thưởng thì nhiều cá nhân trong ê-kíp phim cũng được vinh danh:
Đạo diễn - NSƯT Nguyễn Danh Dũng (giải Đạo diễn xuất sắc), diễn viên Bảo Hân (giải Diễn viên triển vọng). Một bộ phim khác của VFC là “Hoa hồng trên ngực trái” (đạo diễn Vũ Trường Khoa) đoạt giải Cánh diều bạc, các diễn viên trong phim: Hồng Diễm, Ngọc Quỳnh lần lượt đoạt giải Nữ diễn viên chính xuất sắc, Nam diễn viên chính xuất sắc. Ngoài ra, tại lễ trao giải, bộ phim “Những ngày không quên” VFC đang phát sóng được Hội Điện ảnh Việt Nam trao bằng khen về tinh thần vào cuộc kịp thời, đóng góp cho công tác tuyên truyền phòng, chống dịch Covid-19.
Giải Cánh diều vàng cho bộ phim điện ảnh “Hạnh phúc của mẹ” được giới chuyên môn đánh giá cao. Bên cạnh giải thưởng cao nhất cho phim, tác phẩm được tôn vinh qua các giải dành cho cá nhân, gồm: Đạo diễn xuất sắc phim truyện điện ảnh (cho đạo diễn Phạm Huỳnh Đông), Biên kịch xuất sắc phim truyện điện ảnh (cho biên kịch Nguyễn Thị Ngọc Bích), Quay phim xuất sắc phim truyện điện ảnh (cho quay phim Võ Thanh Tiền), Âm thanh xuất sắc phim truyện điện ảnh (cho Vũ Thành Long), Nữ diễn viên chính xuất sắc phim truyện điện ảnh (diễn viên Cát Phượng) và Diễn viên triển vọng (diễn viên Huy Khang). Phim ca ngợi tình mẫu tử thiêng liêng, lan tỏa câu chuyện về người mẹ bất hạnh có con mắc chứng tự kỷ đã vượt qua mọi mặc cảm, thử thách để đồng hành cùng con hướng tới tương lai.
Đánh giá về giải Cánh diều 2019, NSND Đặng Xuân Hải, Chủ tịch Hội Điện ảnh Việt Nam nhận định, phim dự giải đa dạng về đề tài, phương pháp sáng tác, tạo nên bức tranh phong phú, giàu sức sống của điện ảnh. Một số vấn đề của điện ảnh còn tồn tại từng được chỉ ra tại giải Cánh diều 2018, như: thiếu vắng các phim về đề tài cách mạng, mang hơi thở cuộc sống thời kỳ hội nhập, phản ánh những vấn đề nóng bỏng của xã hội… đã phần nào được khắc phục. Tuy nhiên, xét về tổng thể, Cánh diều 2019 vẫn thiếu vắng những tác phẩm phản ánh sâu sắc, xứng tầm với những thành tựu to lớn trong thời kỳ đổi mới và hội nhập. Sự thiếu vắng ấy đã gợi nhiều suy nghĩ về công tác chỉ đạo, đầu tư cho sáng tác điện ảnh. Để tiếp tục chặng đường dài, góp phần vào công cuộc phát triển của đất nước, ngành điện ảnh nói chung và đội ngũ những người làm công tác điện ảnh, truyền hình nói riêng cần không ngừng đổi mới nhận thức, tư duy và sáng tạo để làm nghề một cách tâm huyết, chuyên nghiệp. Thông qua đó, đội ngũ làm điện ảnh cần khám phá, quảng bá tích cực hơn nữa vẻ đẹp đất nước, con người Việt Nam trong thời đại mới. Đồng thời, gắn bó bền chặt với những giá trị văn hóa nguồn cội của dân tộc, góp phần làm nên tính đặc thù, khẳng định vị trí của một ngành nghệ thuật đủ sức hấp dẫn để thực hiện chức năng định hướng, chinh phục công chúng bằng các giá trị nhân văn cao đẹp.
Có hơn 40 cơ sở sản xuất phim với 113 tác phẩm tiêu biểu dự giải thưởng Cánh diều. Trong đó, gồm: 16 phim truyện điện ảnh, 13 phim truyện truyền hình (487 tập), 46 phim tài liệu khoa học, 15 phim hoạt hình, 17 phim ngắn và sáu công trình nghiên cứu lý luận. Kết quả cụ thể, Cánh diều vàng được trao cho các tác phẩm: Phim truyện điện ảnh “Hạnh phúc của mẹ” (đạo diễn Phạm Huỳnh Đông); phim truyện truyền hình “Về nhà đi con” (đạo diễn Nguyễn Danh Dũng); phim hoạt hình “Con chim gỗ” (đạo diễn Trần Khánh Duyên); phim tài liệu “Chư Tan Kra” (đạo diễn Vũ Minh Phương); phim khoa học “Cuộc chiến chống SARS” (đạo diễn Lưu Ngọc Ánh), “Lò đốt rác thải sinh hoạt” (đạo diễn Nguyễn Lê Văn và Nguyễn Hồng Việt). Hội Điện ảnh Việt Nam cũng trao bằng khen và các giải cá nhân xuất sắc cho: biên kịch, đạo diễn, quay phim, diễn viên...
Đáng chú ý, có những tác phẩm đoạt giải thưởng Cánh diều vàng cũng từng đoạt giải cao tại Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 21 tổ chức cuối năm 2019, như: Phim tài liệu “Chư Tan Kra” (giải Bông sen bạc), phim khoa học “Cuộc chiến chống SARS” (giải Bông sen bạc).
Mảng phim truyện truyền hình, Trung tâm Sản xuất phim truyền hình, Đài Truyền hình Việt Nam (VFC) đã thắng lớn với những giải thưởng quan trọng nhất. Ngoài Cánh diều vàng cho “Về nhà đi con”, bộ phim tạo được hiệu ứng tốt khi phát sóng và cũng từng giành nhiều giải thưởng thì nhiều cá nhân trong ê-kíp phim cũng được vinh danh:
Đạo diễn - NSƯT Nguyễn Danh Dũng (giải Đạo diễn xuất sắc), diễn viên Bảo Hân (giải Diễn viên triển vọng). Một bộ phim khác của VFC là “Hoa hồng trên ngực trái” (đạo diễn Vũ Trường Khoa) đoạt giải Cánh diều bạc, các diễn viên trong phim: Hồng Diễm, Ngọc Quỳnh lần lượt đoạt giải Nữ diễn viên chính xuất sắc, Nam diễn viên chính xuất sắc. Ngoài ra, tại lễ trao giải, bộ phim “Những ngày không quên” VFC đang phát sóng được Hội Điện ảnh Việt Nam trao bằng khen về tinh thần vào cuộc kịp thời, đóng góp cho công tác tuyên truyền phòng, chống dịch Covid-19.
Giải Cánh diều vàng cho bộ phim điện ảnh “Hạnh phúc của mẹ” được giới chuyên môn đánh giá cao. Bên cạnh giải thưởng cao nhất cho phim, tác phẩm được tôn vinh qua các giải dành cho cá nhân, gồm: Đạo diễn xuất sắc phim truyện điện ảnh (cho đạo diễn Phạm Huỳnh Đông), Biên kịch xuất sắc phim truyện điện ảnh (cho biên kịch Nguyễn Thị Ngọc Bích), Quay phim xuất sắc phim truyện điện ảnh (cho quay phim Võ Thanh Tiền), Âm thanh xuất sắc phim truyện điện ảnh (cho Vũ Thành Long), Nữ diễn viên chính xuất sắc phim truyện điện ảnh (diễn viên Cát Phượng) và Diễn viên triển vọng (diễn viên Huy Khang). Phim ca ngợi tình mẫu tử thiêng liêng, lan tỏa câu chuyện về người mẹ bất hạnh có con mắc chứng tự kỷ đã vượt qua mọi mặc cảm, thử thách để đồng hành cùng con hướng tới tương lai.
Đánh giá về giải Cánh diều 2019, NSND Đặng Xuân Hải, Chủ tịch Hội Điện ảnh Việt Nam nhận định, phim dự giải đa dạng về đề tài, phương pháp sáng tác, tạo nên bức tranh phong phú, giàu sức sống của điện ảnh. Một số vấn đề của điện ảnh còn tồn tại từng được chỉ ra tại giải Cánh diều 2018, như: thiếu vắng các phim về đề tài cách mạng, mang hơi thở cuộc sống thời kỳ hội nhập, phản ánh những vấn đề nóng bỏng của xã hội… đã phần nào được khắc phục. Tuy nhiên, xét về tổng thể, Cánh diều 2019 vẫn thiếu vắng những tác phẩm phản ánh sâu sắc, xứng tầm với những thành tựu to lớn trong thời kỳ đổi mới và hội nhập. Sự thiếu vắng ấy đã gợi nhiều suy nghĩ về công tác chỉ đạo, đầu tư cho sáng tác điện ảnh. Để tiếp tục chặng đường dài, góp phần vào công cuộc phát triển của đất nước, ngành điện ảnh nói chung và đội ngũ những người làm công tác điện ảnh, truyền hình nói riêng cần không ngừng đổi mới nhận thức, tư duy và sáng tạo để làm nghề một cách tâm huyết, chuyên nghiệp. Thông qua đó, đội ngũ làm điện ảnh cần khám phá, quảng bá tích cực hơn nữa vẻ đẹp đất nước, con người Việt Nam trong thời đại mới. Đồng thời, gắn bó bền chặt với những giá trị văn hóa nguồn cội của dân tộc, góp phần làm nên tính đặc thù, khẳng định vị trí của một ngành nghệ thuật đủ sức hấp dẫn để thực hiện chức năng định hướng, chinh phục công chúng bằng các giá trị nhân văn cao đẹp.
MAI LỮ - (nhandan.com.vn)
T/h: H.Phong (dongbang.vn)