Thông tin được đưa ra tại Hội nghị Chủ tịch Hội đồng trường, hiệu trưởng các cơ sở giáo dục ĐH và trường sư phạm năm 2018.
Cụ thể:
- Các trường có sử dụng kết quả thi THPT quốc gia phải thực hiện tất cả các bước của quy trình xét tuyển, tránh trường hợp bóc tách tuyển sinh trước gây xáo trộn.
- Các trường phải cung cấp đầy đủ các thông tin về điều kiện đảm bảo chất lượng, tỉ lệ sinh viên chính quy có việc làm trong thời gian 12 tháng kể từ khi tốt nghiệp.
- Quân nhân dự thi nếu đóng quân từ 18 tháng trở lên tại nơi có sự thay đổi chính sách ưu tiên theo khu vục sẽ được hưởng ưu tiên theo khu vực có thời gian đóng quân dài hơn.
- Nhóm ngành thuộc lĩnh vực sức khỏe bộ xác định ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào để các trường xây dựng phương án xét tuyển. Các trường tiếp nhận và lưu bản chính giấy chứng nhận kết quả thi THPT quốc gia.
- Các trường tiếp nhận và lưu bản chính giấy chứng nhận kết quả thi THPT quốc gia.
- Thí sinh đã xác nhận nhập học thì không được tham gia xét tuyển các trường khác ở đợt tiếp theo.
Bà Phụng cũng cho biết bộ khuyến khích các trường tham gia các nhóm xét tuyển để thuận lợi hơn cho các trường và hệ thống xét tuyển chung trong việc lọc ảo và xét tuyển. Năm 2018, nhóm xét tuyển phía Bắc có 53 trường tham gia, nhóm phía Nam có 86 trường.
Cũng theo bà Phụng, bộ đang cân nhắc cho phép thí sinh trúng tuyển vào nhiều trường sau đó chọn trường để nhập học, không giới hạn chỉ trúng tuyển 1 trường như hiện nay. Phương án này bộ đang cân nhắc để xem xét áp dụng trong thời gian tới.
Theo thống kê của Bộ GD-ĐT, năm 2018 các trường ĐH, CĐ sư phạm tuyển đạt 76,84% chỉ tiêu. Tuy nhiên, khoảng 30% số thí sinh trúng tuyển vào các trường nhưng không nhập hoc.
30% số trường có điểm chuẩn từ 13 đến dưới 15, 55% số trường có điểm chuẩn 15-20 điểm và chỉ có 15% số trường có điểm chuẩn trên 20 điểm.
Nhiều ý kiến góp ý về triển khai thực hiện luật mới, nhất là việc quy hoạch hệ thống trường ĐH, nhất là các trường sư phạm. Hiện có hơn 100 cơ sở giáo dục đào tạo sư phạm trong cả nước nhưng việc tuyển sinh và chất lượng đào tạo chưa đồng đều.
Không ít trường ĐH gặp khó khăn trong tuyển sinh đào tạo chồng chéo. Bộ cần sáp nhập, giải thể để tạo thành những ĐH có năng lực mạnh hơn.