CHỌN NGHỀ GIÁO DÙ BIẾT NHIỀU VẤT VẢ

Thứ hai, 29 Tháng 4 2019 07:19 (GMT+7)
NGHỀ GIÁO ĐÃ MANG ĐẾN CHO TS NGUYỄN VĂN LONG GIANG NHIỀU CƠ HỘI NÂNG CAO TRÌNH ĐỘ, TỪ ĐÓ CỐNG HIẾN NHIỀU HƠN CHO ĐẤT NƯỚC

Chúng tôi gặp anh vào buổi chiểu trung tuần tháng 4 tại một quán cà phê gần Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP HCM - nơi anh đang công tác ở cương vị phó trưởng Khoa Chất lượng cao. Anh có cách nói chuyện dẻ gần, cuốn hút nên cuộc nói chuyện diễn ra tự nhiên như chúng tôi đã là những ngươi quen biết.

Tự hào

TS Nguyễn Văn Long Giang nói: "Ai cũng có ngày để sinh ra nhưng được sinh ra trong ngày đất nước hoàn toàn giải phóng thì quả là một niềm tự hào, vì ngày mình ra đời có sự trùng hợp với một sự kiện rất quan trọng của đất nước". Anh kể năm 20 tuổi (năm 1995), lần đầu tiên anh được Thành đoàn TP HCM mòi tham dự sinh nhật tập thể cho những ngưoi cùng sinh ngày 30-4-1975. Đối với anh, sẽ luôn phấn đấu, không ngừng rèn luyện nhân cách để hoàn thiện bản thân nhằm có sự đóng góp nào đó cho đất nước.

CHỌN NGHỀ GIÁO DÙ BIẾT NHIỀU VẤT VẢ - Ảnh 1.

Sinh trưởng trong một gia đình thuần nông ở tỉnh Đồng Tháp, từ nhỏ Nguyên Văn Long Giang đã dam mê ôtô nên khi học xong THPT là anh đăng ky ngay vào ngành công nghệ ôtô thuộc Khoa Cơ khí động lực của Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP HCM. Nhờ chăm chỉ và học giỏi, sau khi tổt nghiệp bậc cử nhân ở Trưòng ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP HCM (năm 1998), anh được giữ lại trưòng làm giảng viên tại chính Khoa Cơ khí động lực.

"Được giữ lại trưòng làm cán bộ giảng dạy là may mán lớn của tôi vì 10 năm rồi mới có đợt sinh viên được giữ lại trưổng" - TS Nguyễn Văn Long Giang nói.

Bước vào nghề giáo đối với Nguyễn Văn Long Giang là một sự tình cò nhưng có lẽ vì cái duyên và yêu thích nghề giáo nên khiến anh gán bó. Anh cho biết khi tốt nghiệp đại học, tuy học sư phạm nhưng nhiều bạn ra trưòng thì đi làm việc ở các doanh nghiệp, có người làm cho doanh nghiệp nước ngoài với mức lương hàng ngàn USD. Bản thân cũng có thể đi làm ở các doanh nghiệp với mức lương cao nhưng trước cơ hội ở lại trưòng làm cán bộ giảng dạy, anh chấp nhận dù biết mức lương khá khiêm tốn.

"Thu nhập của giảng viên ở trường có thòi điểm rất khó khăn nhưng chưa bao giò tôi thấy nản lòng và cứ thế từng bước vượt qua khó khăn. Tôi nghĩ mình có duyên với nghề giáo và sẽ gán bó suốt đòi" - anh Giang nói và cho biết trong gia đình 5 anh chị em thì đã có đến 3 ngưoi theo nghề giáo, rồi cũng từ nghề giáo mà anh bén duyên vổi ngưoi phụ nữ sau này là vợ, cũng là giảng viên của Trưòng ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP HCM.

Nguyễn Văn Long Giang cho biết nghề giáo cho anh nhiều thứ, được tiếp xúc với các thế hệ sinh viên là những bạn trẻ nên thấy lòng mình cũng trẻ. Nhưng quan trọng hơn, nghể giáo mang đến cho anh nhiều cơ hội cập nhật kiến thức, nâng cao trình độ, từ đó cống hiến nhiều hơn cho đất nước.

Năm 2005, anh vinh dự được đứng vào hàng ngũ của Đảng, sau đó giữ chức phó bí thư Đoàn trưòng. Trước khi làm phó trưởng Khoa Đào tạo chất lượng cao, TS Nguyễn Văn Long Giang đã được tín nhiệm qua các vị trí khác như phó khoa Cơ khí động lực, phó trưởng Phòng Đào tạo của Trưòng ĐH Sư phạm Kỹ thuật TPHCM.

Phấn đấu

Trong suy nghĩ của nhiều ngưoi, dạy học là nghề ổn định và an nhàn nhưng Nguyễn Văn Long Giang nghĩ khác. Anh cho rằng đây là nghề không an nhàn chút nào, bởi muốn dạy học sinh thì ngưoi thầy phải luôn nỗ lực học tập để tiếp cận những kiến thức mới, nhằm giúp sinh viên cập nhật được kiến thức của thòi đại.

"Trong thòi đại thông tin, ngưoi thầy không thể dùng mãi những kiến thức đã được học trước đây để truyền đạt lại cho sinh viên mà phải không ngừng cập nhật kiến thức mới. Chỉ như thế mới có thể làm tốt công việc của mình" - TS Nguyễn Văn Long Giang nói.

Trong suốt 22 năm công tác ở Trưòng ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP HCM, TS Nguyễn Văn Long Giang đã có nhiều để tài nghiên cứu ở lĩnh vực mình công tác. Cụ thể, đã công bố nhiều bài báo khoa học và tham gia 5 để tài cấp bộ, trong đó có để tài do một mình anh là tác giả.

CHỌN NGHỀ GIÁO DÙ BIẾT NHIỀU VẤT VẢ - Ảnh 2.

Hướng dãn cho sinh viên tiếp cận kiến thức mới luôn là đam mê của TS Nguyên Văn Long Giang (giũa)

Nguyễn Văn Long Giang cho biết vợ anh cũng đang chuẩn bị bảo vệ luận án tiến sĩ. Vợ chồng cùng lầm nghề giáo nên hiểu nhau, điều đó giúp ích cho anh rất nhiều trong cuộc sống và trong công việc.

PGS-TS Đỏ Văn Dũng - Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP HCM, người hướng dẫn Nguyên Văn Long Giang làm thạc sĩ rồi tiến sĩ cho biết trong suốt thời gian từ khi còn là sinh viên, Nguyên Văn Long Giang đã luôn phấn đấu học hỏi và tốt nghiệp loại giỏi nên được giữ lại trường làm cán bộ giảng dạy của ngành kỹ thuật ôtô, thuộc Khoa Cơ khí động lực. Khi trở thành cán bộ giảng dạy ở trường, Nguyên Văn Long Giang phấn đấu không mệt mỏi. Ý chí phấn đấu cùng sự cần cù, thông minh đã giúp Giang thành công trong công việc, được đồng nghiệp, sinh viên tin tưởng và quý mến.

"Trong công việc, Nguyễn Văn Long Giang tích cực, chu toàn. Đó là người ham học hỏi, dam mê ứng dụng kỹ thuật, đưa công nghệ mới vào giảng dạy" - thầy Đỗ Văn Dũng nhận xét.

44 năm sau ngày giải phóng, thế hệ những người sinh ra trong ngày 30- 4-1975 nhiều người đã trưởng thầnh. Anh cho biết nhóm những người sinh trong ngày 30-4-1975 đã liên lạc với nhau và trong số hơn 30 người thì chỉ có 2 người lầm nghề dạy học là anh và kiến trúc sư Đoàn Ngọc Hiệp - giảng viên Trường ĐH Kiến trúc TP HCM, người từng được biết đến với nhiều để án quy hoạch, trong đó có đề án khu dân cư Nam Rạch Chiếc, TP HCM. Hằng năm, nhóm vẫn gặp nhau trước ngày 30-4 để tổ chức sinh nhật chung. "Cứ sáp đến dịp lẻ 30-4, mọi ngả đường ở TP HCM lại rực rỡ cờ hoa. Mình hãnh diện vì đã cùng đất nước đi qua những ngày gian khó, chứng kiến từng bước chuyển mình, đổi mới của TP nên càng thêm quyết tâm góp sức xây dựng TP" - Nguyễn Văn Long Giang bộc bạch.

Thế hệ của tôi được sinh ra trong thời bình nhưng lại khó khăn về kinh tế. Thời đó, điều kiện học tập không được như bây giờ nên mọi người phải vươn lên bằng nghị lực và ý chí.

Huy Lân - (nld.com.vn)

T/h: Nhật Minh - (dongbang.vn)

Bài viết mới nhất của Giáo Dục