22 triệu học sinh, sinh viên dùng mạng xã hội, tăng các vụ bạo lực học đường

Thứ sáu, 01 Tháng 11 2019 11:11 (GMT+7)
Ngày 29-10, Báo Tiền Phong phối hợp cùng Trường ĐH Mở TP HCM tổ chức tọa đàm "Văn hóa ứng xử của giới trẻ trên mạng xã hội" để cùng các chuyên gia, diễn giả bàn về nguyên nhân, giải pháp "làm sạch" mạng xã hội, góp phần định hướng người dùng mà đặc biệt là giới trẻ trong xu thế 4.0 đầy cạm dỗ như hiện nay.
22 triệu học sinh, sinh viên dùng mạng xã hội, tăng các vụ bạo lực học đường - Ảnh 1.

Giảng viên Trường ĐH Mở TP HCM chia sẻ thực trạng sự ảnh hưởng của mạng xã hội đối với giới trẻ.

Mới đây trên mạng xã hội chia sẻ một clip ghi lại cảnh một số nữ sinh đánh nhau. Theo thông tin chia sẻ, clip được quay vào buổi tối tại một con hẻm trên đường Nguyễn Oanh (quận Gò Vấp, TP HCM) với hình ảnh một nữ sinh bị hai nữ sinh khác tấn công liên tục vào mặt, đầu bằng nón bảo hiểm, đạp vào người…Được biết, nhóm học sinh xuất hiện trong clip nói trên là học sinh lớp 11 của trường Trường THCS - THPT Phạm Ngũ Lão (quận Gò Vấp). Bước đầu xác định nguyên nhân xảy ra việc đánh nhau xuất phát từ mâu thuẫn trên mạng xã hội. Qúa hoang mang, lo sợ, thậm chí là xấu hổ, nữ sinh này đã nhiều lần đòi tìm đến cái chết để được giải thoát.

Thông tin tại hội thảo cho biết, với dân số 96.02 triệu người và tỉ lệ đô thị hóa 35%, lượng người sử dụng Internet ở Việt Nam năm 2018 đạt 64 triệu người dùng, chiếm 67% dân số.

Theo thống kê mới nhất, có 400 mạng xã hội được cấp phép hoạt động tại Việt Nam, trong đó facebook chiếm thị phần đông đảo với khoảng 55 triệu tài khoản chiếm 57% dân số và Việt Nam llà một trong 10 nước có số lượng người sử dụng mạng facebook lớn nhất thế giới. 

Mạng xã hội trở thành một thế giới ảo giữa thế giới thật vô cùng rộng lớn của con người. Trong đó, đáng chú ý là lượng người học đang bị ảnh hưởng bởi mạng xã hội quá lớn, với hơn 22 triệu học sinh sinh viên cùng hàng triệu học viên ở nhiều hệ đào tạo khác nhau tham gia. Những câu chuyện mâu thuẫn giữa các học sinh xảy ra từ thế giới ảo không phải là hiếm.

Nguyễn Thuận (nld.com.vn)
T/h: M.Phúc (dongbang.vn)

Bài viết mới nhất của Giáo Dục