Các phần hài cốt lạ lùng đã đưa các nhà khoa học đến một khám phá đầy ngạc nhiên - ảnh: Christoph Jäckle
Hóa thạch được bảo tồn hoàn toàn nguyên vẹn, bao gồm phần xương chân và tay, những thứ hé lộ cấu trúc giải phẫu đặc biệt của sinh vật này, nhất là phần xương chân giống của con người.
Các nhà khoa học đã vẽ nên bức tranh của một sinh vật có đôi chân giống người để chạy và đôi tay mạnh mẽ của vượn để chuyền cành, giúp chúng thoát khỏi những kẻ săn mồi to lớn thuộc dòng họ mèo cổ đại, ví dụ như tổ tiên của loài cọp, sư tử… ngày nay. Cách thức di chuyển phổ biến nhất của nó là vừa dùng tay để chuyền, vừa dùng chân để đi bộ, đứng trên các cành cây hay các bó dây leo. Cách di chuyển này không hoàn toàn giống người và cũng không hoàn toàn giống vượn.
Các nhà khoa học đang thao tác trên các mẫu vật - ảnh: Christoph Jäckle
Sinh vật đặc biệt này đã làm sáng tỏ hơn cách mà con người đã tiến hóa từ những con vượn cổ đại, bởi vì chính sự tiến hóa của đôi chân đã giúp giải phóng đôi tay, từ đó đôi tay mới tiến hóa thành khéo léo để sử dụng công cụ.
Dù được mô tả là "như một con vượn và một con người trong một", nhưng bản chất chính của Danuvius guggenmosi vẫn là một con vượn. Nó chưa đủ chuẩn để bước vào hàng ngũ Homo – tức chi Người, được cho là có niên đại hơn 4 triệu năm.
Sinh vật mới tìm thấy cũng là mảnh ghép còn thiếu mà các nhà cổ sinh vật học tìm kiếm để bổ sung vào hồ sơ tiến hóa của tổ tiên loài người. Từ năm 1970, nhiều hóa thạch vượn cổ đại có niên đại 5-13,5 triệu năm đã được khai quật tại Châu Âu và Châu Phi, nhưng không có hóa thạch nào được bảo tồn hoàn toàn nguyên vẹn xương tay chân.
Nhà nghiên cứu Böhme cho biết họ đang tiếp tục tìm kiếm các mẫu vật khác của loài sinh vật này, và tin rằng tất cả sẽ đưa họ đến nhiều khám phá ngoạn mục.