Đường phố vắng vẻ ở phía bắc London, Anh. Ảnh: Getty Images.
Theo Trung tâm nghiên cứu về năng lượng và không khí sạch (CREA), số trẻ em mắc bệnh hen suyến cũng đã ít đi 6 triệu trẻ.
Các tác giả của báo cáo cho biết, nghiên cứu sơ bộ cho thấy, thế giới sẽ có môi trường sạch hơn, lành mạnh hơn nếu tránh xa ô nhiễm công nghiệp từ nhiên liệu hóa thạch.
So với cùng kỳ năm ngoái, nồng độ nitơ dioxide đã giảm 40%, trong khi hạt bụi mịn PM2,5 giảm 10%, điều đó có nghĩa là những người không nhiễm Covid-19 có thể thở dễ dàng hơn. Hai dạng ô nhiễm này gây suy yếu tim và hệ hô hấp, thường là nguyên nhân chính gây ra khoảng 470.000 ca tử vong ở châu Âu mỗi năm.
Mức độ của nitơ dioxide và bụi mịn PM2,5, hai chất gây ô nhiễm lớn đã giảm xuống 50% ở Bồ Đào Nha trong quá trình phong tỏa.
Nghiên cứu mới ước tính tỷ lệ giảm trên bằng cách sử dụng các mô hình thống kê kết hợp dữ liệu về chất lượng không khí, điều kiện thời tiết, khí thải, dân số và tỷ lệ bệnh.
Họ đã tìm thấy số ca tử vong tránh được do ô nhiễm cao nhất ở Đức (2.083), tiếp theo là Anh (1.752), Italy (1.490), Pháp (1.230) và Tây Ban Nha (1.083). Về loại bệnh, tỷ lệ tử vong liên quan đến suy tim giảm gần 40%, 17% từ các bệnh về phổi như viêm phế quản và khí phế thũng, và 13% do đột quỵ và ung thư. Những trường hợp khác tránh được tử vong do bị nhiễm trùng và tiểu đường.
Tính toán tổng thể của 11.000 trường hợp tránh được tử vong là ước tính là từ một loạt các phân tích máy tính với kết quả tối đa lên tới 20.000 trường hợp và tối thiểu là 7.000 trường hợp.
Anh ước tính đã tránh được 1.752 ca tử vong do ô nhiễm không khí trong đợt bùng phát Covid-19. Dữ liệu trong 30 ngày, tính đến ngày 24-4.
Tiến sĩ LJ Smith, một chuyên gia tư vấn tại bệnh viện King College ở London, Anh cho biết, ông đã chứng kiến rất ít bệnh nhân mắc bệnh hen suyễn và bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính trong tháng qua và không có nghi ngờ gì về việc giảm ô nhiễm không khí là một phần nguyên nhân.
Trên toàn thế giới, số ca tử vong do ô nhiễm tránh được sẽ cao hơn nhiều vì nghiên cứu này tập trung vào khu vực châu Âu trong một tháng. Chưa kể hai quốc gia đông dân và ô nhiễm nhất thế giới là Trung Quốc và Ấn Độ đã trải qua một số đợt giảm ô nhiễm không khí mạnh nhất trong thời gian dịch bệnh.
Tác giả chính của nghiên cứu, nhà phân tích Lauri Myllyvirta, Trung tâm nghiên cứu về năng lượng và không khí sạch cho biết, việc giảm ô nhiễm không khí đã giúp giảm áp lực lên các dịch vụ y tế tại thời điểm quan trọng của dịch Covid-19. Nhưng ông cảnh giác với việc cho rằng giãn cách xã hội là một điều có lợi.
“Tôi rất mâu thuẫn về tất cả những điều này. Mọi người đang chết dần. Các biện pháp mà chúng ta đã buộc phải thực hiện đang gây ra nhiều khó khăn về kinh tế xã hội, nhưng đây là một thử nghiệm chưa từng có trong việc giảm tiêu thụ nhiên liệu hóa thạch, nên tất nhiên làm giảm mạnh ô nhiễm không khí”, ông nói.
Việc tiếp xúc khí nitơ dioxide và bụi mịn PM2,5 ít hơn trong thời gian phong tỏa ở châu Âu đã giúp tránh được 11.000 ca tử vong, hàng nghìn ca cấp cứu do bụi, hen suyễn và sinh non.
Theo ông Lauri Myllyvirta: “Chúng ta phải đối mặt với rất nhiều khủng hoảng toàn cầu. Tôi hy vọng mọi người nghĩ: Điều gì sẽ xảy ra nếu chúng ta chất lượng không khí tốt như thế này nhưng không phải vì mọi người bị buộc phải ngồi ở nhà mà vì chúng ta phải thay đổi để làm sạch giao thông và năng lượng? Chúng ta hy vọng Covid-19 giúp con người tiến lên trong việc chống lại biến đổi khí hậu và những thách thức lớn hơn, thay vì đưa chúng ta quay trở lại với ô nhiễm”.
“Nghiên cứu này cho phép chúng tôi đặt câu hỏi về những gì trước đây chúng tôi đã chấp nhận là bình thường. Nếu ô nhiễm không khí trở lại mức trước đó, phòng chờ của tôi sẽ lại bắt đầu lấp đầy những đứa trẻ và người lớn đang cố gắng sống sót vì khó thở”, Tiến sĩ LJ Smith nói.
HOÀNG DƯƠNG - (nhandan.com.vn)
T/h: H.Phong (dongbang.vn)