Tạ Thị Thu: Tạo niềm vui cho người khác là hạnh phúc của chính mình

Thứ tư, 20 Tháng 3 2019 15:44 (GMT+7)
Thương hiệu bánh Thu không còn xa lạ với người dân Cần Thơ, bởi hầu như tiệc cưới hỏi, sinh nhật nào chủ nhân cần tới bánh kem, bánh rau câu đều nghĩ tới tiệm bánh Thu.

Từ một căn nhà thuê trên đường Võ Văn Tần, P.Tân An, Q.Ninh Kiều thuở ban đầu vào những năm 1990, giờ đây tiệm bánh Thu đã ăn nên làm ra, mở thêm nhiều cơ sở kinh doanh khác với các lĩnh vực cùng ngành nghề. Chị Thu nói: mình làm bánh đẹp, ngon, ý nghĩa cho khách, khách vui là mình cảnh thấy vui lây và hạnh phúc trong lòng.

5

Chị Tạ Thị Thu hướng dẫn học viên trang trí bánh kem. Ảnh: Trung Phạm

Năm 1975, khi đó mới 17 tuổi, chị Thu đi bộ đội ở Thành đội Cần Thơ, trong môi trường quân ngũ chị đã có tình yêu và lập gia đình. Đến năm 1981 chị chuyển ngành về làm cho một công ty dụ lịch và ăn uống. Cuộc sống những năm tháng khó khăn, đồng lương eo hẹp, với tính khéo tay và suy nghĩ, trăn trở làm gì để kinh tế gia đình ngày càng phát triển, khấm khá hơn, chị đã quyết định làm nghề tay trái: làm bánh kem bán thêm vào ban đêm. Không có tiền, chị phải vay mượn hai người bạn thân 2 chỉ vàng để làm vốn. Không có tủ, chị xin gỗ vụn rồi nhờ bố của người bạn thân đóng hộ. Vậy mà nghề tay trái ấy sau một thời gian ngắn đã trở thành nguồn thu chủ lực của gia đình, bởi khách ngày càng đông trong bối cảnh rất ít đối thủ cạnh tranh cùng ngành nghề. Tiếp sau đó, một quyết định táo bạo được chị Thu đưa ra: nghỉ việc về nhà làm bánh.

2

Để khách ngày càng đông, tin tưởng, chị đã nằm lòng với câu “tìm khách hàng mới, chân thành với khách”. Ảnh: Trung Phạm

Vừa làm bánh, vừa mày mò học thêm kinh nghiệm của những người đi trước, thậm chí đi học lớp nữ công gia chánh để bổ sung kiến thức làm bánh ngon hơn, đẹp hơn, ấn tượng hơn, nắm bắt xu thế, tâm lý tiêu dùng mới. “Tỉa rau củ, cắm hoa, nấu ăn… tôi đều học hết, cộng với niềm đam mê nấu ăn, khéo tay từ nhỏ đã giúp tôi vững với nghề. Đến năm 1989 tôi đã cơ bản trang bị đủ kiến thức và quyết định thuê nhà mở cửa hiệu bánh Thu đầu tiên trên đường Võ Văn Tần vào năm 1992, chuyên làm bánh kem đãi tiệc sinh nhật, cưới hỏi, tân gia”, chị Thu cho biết.

Lúc mới mở tiệm bánh, đối diện bên kia đường là một tiệm bánh khác đang đông khách, đó là thử thách thật sự cho người mới khởi nghiệp. Suy nghĩ làm sao để lôi kéo khách hàng mới về tiệm, chị Thu quan sát thấy tiệm bánh kia không trưng bày sản phẩm cho khách xem, chọn lựa mẫu mã, mà chỉ nhận đặt hàng rồi làm bánh giao, thế là chị quyết định mỗi ngày làm một số mẫu bánh đặc trưng, đẹp và bày biện ra trước cửa tiệm. Nhờ cách tiếp thị này mà khách để ý ghé tiệm đặt làm bánh nhiều hơn.

Dù bắt đầu bận rộn nhưng hàng tuần vào ngày thứ năm chị vẫn tranh thủ nhảy xe đò đi TP.HCM để học nâng cao tay nghề, tiếp cận với cách làm bánh mới, đồng thời để bổ hàng, nguyên liệu, dụng cụ làm bánh về bán lại. Rồi chị cũng tranh thủ nhận dạy các làm bánh, nhận đào tạo học trò, vừa để kiếm thêm thu nhập vừa để đào tạo đội ngũ kế thừa. Đỉnh điểm của sự may mắn với nghề là Tập đoàn bánh Rich’s của Mỹ chọn chị làm đối tác, đại lý độc quyền, chuyển giao công nghệ, kỹ thuật, máy móc, nguyên liệu làm bánh tại vùng ĐBSCL vào năm 1995. Từ nền tảng ấy, chị Thu đã thành lập công ty cho riêng mình để làm nhà phân phối chính danh cho Rich’s, mở rộng thị trường, làm phân phối bánh và nguyên liệu.

Có công nghệ, máy móc làm bánh hiện đại, nguyên liệu chất lượng cao, tay nghề vững nên học trò từ các tỉnh về học ngày càng đông, đến nay có hàng ngàn học trò đã “ra lò” và mở tiệm bánh, thành danh ở một tỉnh, thành trên cả nước. Là đối tác tin cậy, chị Thu đã được Rich’s mời làm chuyên gia hướng dẫn kỹ thuật làm bánh, đi khắp các tỉnh thành trong cả nước, thậm chí ra cả nước ngoài như Trung Quốc, Hàn Quốc, Malaysia... để vừa giảng dạy, vừa tích lũy thêm kinh nghiệm làm bánh khắp nơi.

96e4c8c23af7d8a981e6

Chị Thu có 3 cơ sở kinh doanh làm bánh với 3 slogan làm kim chỉ nam cho nhân viên thấm nhuần: “Vì sự phát triển của khách hàng”, “Hiểu nhu cầu khách hàng như hiểu chính mình” và “Không chỉ là bánh”.

Trong đào tạo, chị cũng có cái tâm của người thầy, người kinh doanh chân chính, đó là: dạy cặn kẻ, chỉ bảo ân cần, không kéo dài thời gian để nhận nhiều tiền từ học trò, khi học xong là ra nghề được ngay. Để khách ngày càng đông, tin tưởng, chị đã nằm lòng với câu “tìm khách hàng mới, chân thành với khách”. Giờ đây, ở 3 cơ sở kinh doanh là có 3 slogan làm kim chỉ nam cho nhân viên thấm nhuần: “Vì sự phát triển của khách hàng”, “Hiểu nhu cầu khách hàng như hiểu chính mình” và “Không chỉ là bánh”. Bánh đối với chị giờ đây không còn đơn thuần là bánh nữa, mà đó chính là một tác phẩm nghệ thuật. Mỗi một sản phẩm làm ra chị luôn gửi gắm trong đó niềm đam mê, chân thành, cái đẹp, vì sự hài lòng của khách, bởi đối vợ chị “Niềm vui của khách là hạnh phúc của mình”.

4

Chiếc bánh của chị Thu làm nhân kỷ niệm 10 năm Cần Thơ lên TP trực thuộc Trung ương được ghi nhận là kỷ lục Việt Nam. 

“Bánh thì công thức có sẵn, có thể ai làm cũng được, nhưng để làm khách hài lòng, vui vẻ chấp nhận và khen thì mình phải hiểu chiều sâu, tâm tư của khách, nắm bắt được nguyên vọng của họ muốn gì thông qua lúc bắt chuyện nhận đặt bánh. Làm đúng ý họ thì họ sẽ vui, thể hiệm được tâm tư tình cảm của họ thì họ sẽ ấn tượng mà nhắc đến mình hoài”, chị Thu tâm sự. Chị kể, có một lần tiệm sắp đóng cửa thì có một cậu sinh viên bước vào và đặt bánh tăng sinh nhật cho người yêu. Sau khi hỏi qua giá cả thì chàng sinh viên tiu nghỉu bước ra vì trong túi chỉ có 30 ngàn đồng, trong khi giá bánh rẻ nhất là 60 ngàn đồng. “Thấy sự thất vọng hiện rõ trên gương mặt, tôi kêu cậu ấy quay lại và nói cô sẽ làm chiếc bánh cho con. Chiếc bánh ấy không có giá trị cao nhưng tôi đã làm một cách công phu, trau truốt và tỉ mỉ, bởi tôi nhìn cậu ấy và thấy được sự kỳ vọng, niềm tin, hy vọng vào điều gì đó tốt đẹp sắp tới. Ngày đến nhận bánh cậu ấy rất vui mừng và cảm ơn rối rít. Tôi cũng vui và cảm thấy hạnh phúc khi làm được điều gì đó có ý nghĩa cho người khác, không phải vì tiền”, chị Thu nhớ lại.

Giờ đây, khi đã có cơ ngơi đàng hoàng là chuỗi 3 điểm kinh doanh, chị Thu đã nghĩ tới xu hướng, xu thế dẫn dắt tiêu dùng, từ đó tạo ra lợi thế cạnh tranh, khẳng định thương hiệu bằng những việc làm thiết thực, tạo dấu ấn, như: Tư vấn mở tiệm cho khách hàng; hỗ trợ kỹ thuật mới, tư duy làm bánh, tư duy kinh doanh... miễn phí. Cách đây vài năm, chiếc bánh cưới 10 tầng, cao 3,5m, nặng cả trăm kí lô được chị làm ra nhân kỷ niệm 10 năm Cần Thơ lên TP trực thuộc trung ương và được ghi nhận là kỷ lục Việt Nam cũng là một cách làm để tạo điểm nhấn cho thương hiệu bánh Thu tại Cần Thơ cũng như cả nước.

Phương Nguyên - Hồng Thắm - (giadinhvietnam.com)
T/h: Kim Nguyên - (dongbang.vn)

Bài viết mới nhất của Kinh tế