Thực hiện chuỗi liên kết bền vững cho lúa, gạo trước mắt là xây dựng cánh đồng mẫu lớn nhằm tạo các vùng nguyên liệu lúa gạo với quy mô diện tích sản xuất lớn, tạo ra sản phẩm hàng hóa chất lượng cao, đồng nhất và đồng chất, tiến tới xây dựng thương hiệu lúa gạo.
Cánh đồng lớn là mô hình tốt nhất hiện nay trong việc giải quyết vấn đề khó khăn nhất là tiêu thụ lúa gạo hàng hóa.
Công tác liên kết sản xuất theo mô hình cánh đồng lớn: Vụ Đông Xuân 2018-2019: Tính đến ngày 05/3/2019 có 13 doanh nghiệp thực hiện ký hợp đồng với diện tích là 11.218 ha đạt 39,65 % kế hoạch (Kế hoạch có 20 doanh nghiệp, diện tích là 28.294 ha). Về thu mua: có 09 doanh nghiệp đã thu mua với diện tích là 2.618 ha, đạt 23,24% diện tích thực hiện.
Về liên kết sản Vụ Đông Xuân 2018-2019 các vùng sản xuất tiếp tục thực hiện hợp đồng liên kết tiêu thụ lúa gạo với doanh nghiệp, kế hoạch có 31 doanh nghiệp (trong đó 21 doanh nghiệp lương thực và 10 doanh nghiệp giống) với diện tích là 28.294 ha. Triển khai thực hiện đúng hợp đồng liên kết được 11.218 ha, đạt 39,7% so với diện tích kế hoạch.
Theo đó, định hướng từng bước xây dựng cánh đồng lớn theo phương châm 4H (Hợp tác, Hiện đại, Hài hòa, Hiệu quả). Các nông dân trong vùng tập hợp lại thành các tổ hợp tác, hoặc tham gia vào hợp tác xã. Hợp tác xã, tổ hợp tác làm trung gian, đại diện cho nông dân ký hợp đồng liên kết sản xuất và tiêu thụ với doanh nghiệp; hướng dẫn nông dân sản xuất theo kế hoạch, cung cấp các dịch vụ phục vụ sản xuất và tiêu thụ.
Các doanh nghiệp liên kết nhau để cung ứng vật tư đầu vào cho nông dân (thông qua hợp tác xã, tổ hợp tác) với chất lượng cao và chi phí hợp lý, tiêu thụ đầu ra theo hợp đồng. các bên tham gia có kế hoạch quản lý sản xuất, quản lý đồng ruộng khoa học hiện đại.
Áp dụng tiến bộ khoa học hiện đại, công nghệ thông tin vào sản xuất và lưu thông phân phối. Áp dụng cùng quy chuẩn kỹ thuật được khuyến cáo, ghi chép nhật ký sản xuất theo dõi chặt chẽ quá trình sản xuất và lưu thông phân phối.
Trong vùng sản xuất, từng bước xử lý, chỉnh trang đồng ruộng; xóa bỏ bớt các bờ ruộng nhỏ để gom thành các thửa lớn; xử lý các tác nhân có thể gây ô nhiễm môi trường như mồ mã, ao hồ, rác thải... Phải hài hòa, thân thiện môi trường: các bên tham gia phải được đảm bảo lợi ích một cách hài hòa. Ngoài ra còn phải hài hòa về lợi ích xã hội, tránh gây tổn thất cho bên thứ ba.
Do đó thực hiện cánh đồng lớn phải chú ý đến bảo vệ môi trường như xử lý chất thải, bảo vệ hệ sinh thái... theo nguyên tắc an toàn cho người sản xuất, an toàn cho người tiêu dùng và an toàn cho môi trường. doanh nghiệp tiêu thụ có chiến lược sản phẩm rõ ràng, có thị trường tiêu thụ ổn định.
Căn cứ vào yêu cầu của thị trường, doanh nghiệp xây dựng vùng nguyên liệu để chủ động đáp ứng nhu cầu thị trường. Có chiến lược sản phẩm và chiến lược thương hiệu để định hướng sản xuất sao cho vùng cánh đồng lớn mang lại hiệu quả về nhiều mặt. Nhà nước thực hiện tốt vai trò quản lý, hỗ trợ nhiều mặt về cơ chế chính sách và môi trường thực hiện.
Cánh đồng lớn là mô hình tốt nhất hiện nay trong việc giải quyết vấn đề khó khăn nhất là tiêu thụ lúa gạo hàng hóa. Mô hình đạt hiệu quả cao trong việc hợp tác, liên kết nhằm nâng cao chuỗi giá trị lúa gạo.
Tổ chức lại sản xuất đúng theo mô hình cánh đồng lớn sẽ giúp nông dân giảm được chi phí đầu vào cũng như đầu ra nhờ giảm bớt các khâu trung gian trong việc cung ứng giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật; giảm chi phí nhờ áp dụng đúng quy trình kỹ thuật; giảm chi phí nhờ việc tổ chức lại sản xuất theo quy mô lớn; giảm chi phí trong khâu thu hoạch và tiêu thụ... giúp doanh nghiệp có được vùng nguyên liệu ổn định với sản phẩm đúng theo nhu cầu và chất lượng được kiểm soát.
Điều này đặc biệt có ý nghĩa trong việc xây dựng thương hiệu của từng doanh nghiệp để tham gia thị trường một cách bền vững.
Để việc liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị, cánh đồng lớn mang lại nhiều hiệu quả thiết thực hơn nữa vẫn còn rất nhiều khó khăn cần giải quyết.