Bà Rịa - Vũng Tàu thu hút dự án nông nghiệp công nghệ cao

Thứ bảy, 11 Tháng 4 2020 07:41 (GMT+7)
Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đẩy mạnh triển khai Ðề án số 04-ÐA/TU về phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tầm nhìn đến năm 2025. Tỉnh chỉ đạo các cơ quan chuyên môn hoàn thành đề án nghiên cứu khả thi, đề án phân khu chức năng vùng sản xuất và đề án thành lập khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao của tỉnh. Các địa phương tiếp tục phối hợp thực hiện thủ tục thu hồi đất và chuyển đổi đất trồng cao-su để thực hiện các dự án sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.
Bà Rịa - Vũng Tàu thu hút dự án nông nghiệp công nghệ cao
Nông dân Công ty TNHH Nông nghiệp sạch Sao Mai, xã Long Mỹ, huyện Ðất Ðỏ (Bà Rịa - Vũng Tàu) chăm sóc rau thủy canh. Ảnh: QUANG VINH
 
Trên địa bàn tỉnh có 61 cơ sở sản xuất trồng trọt ứng dụng công nghệ cao và có 62 doanh nghiệp đang xin chủ trương đầu tư các dự án tại các Khu quy hoạch nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Hiện nay, các công nghệ cao áp dụng trong nông nghiệp ở Bà Rịa - Vũng Tàu là nhà màng, nhà lưới, hệ thống tưới tiết kiệm kết hợp bón phân, công nghệ thủy canh, công nghệ theo dõi điều chỉnh nhiệt độ, độ ẩm từ xa.
 
Các sản phẩm chủ yếu là rau, hoa, cây ăn quả ngắn hạn và hồ tiêu. Diện tích các mô hình này là 2.698 ha, sản lượng 37.906 tấn/năm. Ngoài ra, có 7.450 ha cây lâu năm áp dụng biện pháp tưới tiên tiến, tiết kiệm nước; trong đó, có 887 ha áp dụng biện pháp tưới tự động kết hợp điều tiết dinh dưỡng giúp gia tăng hiệu quả sử dụng phân bón, tiết kiệm nước, nhân công. Trong lĩnh vực chăn nuôi, hiện có 131 trang trại chăn nuôi lợn, gia cầm (gồm 100 trại lợn, 31 trại gà, vịt) đầu tư ứng dụng công nghệ cao. Lĩnh vực thủy sản, có 17 cơ sở nuôi trồng thủy sản và sản xuất giống ứng dụng công nghệ cao, với diện tích 391 ha, sản lượng ước đạt 1.821 tấn/năm và 4,8 tỷ con giống/năm.
 
Tỉnh Ðắk Nông vừa phê duyệt chủ trương đầu tư đối với sáu dự án khởi công mới sử dụng vốn từ nguồn ngân sách trung ương năm 2020. Có năm trong số sáu dự án đầu tư vào vùng khó khăn, được xem là động lực góp phần đổi thay đời sống ở nhiều vùng quê. Trong số năm dự án, riêng huyện Krông Nô có ba dự án và hai dự án còn lại được triển khai ở huyện Ðắk Mil.
 
Các dự án có tác động đến đời sống người dân nhiều nhất là dự án kè dài 1,3 km bảo vệ dân cư vùng trọng điểm sản xuất lương thực dọc sông Krông Nô và dự án kè chống sạt lở sông Ðắk Nang dài 700 m bảo đảm an toàn cho 300 hộ dân và tuyến quốc lộ 28, đoạn qua cầu Ðắk Nang. Ngoài ra, tỉnh triển khai thêm ba dự án ổn định dân di cư tự do, bằng nguồn ngân sách trung ương. Các dự án này tập trung xây dựng các hạng mục như: trục đường liên xã, đập thủy lợi, hệ thống cấp nước, phân hiệu trường học.
 
Ðể các dự án triển khai phát huy hiệu quả cao nhất, tỉnh yêu cầu, công tác chuẩn bị đầu tư phải được các chủ đầu tư triển khai đồng bộ, bảo đảm chất lượng đồng thời phải ổn định chỗ ở và sản xuất cho người dân. Chủ đầu tư cần có khảo sát, tính toán ưu tiên hạng mục đầu tư, như ưu tiên những công trình cấp thiết bảo đảm sinh kế cho người dân di cư; hỗ trợ đầu tư hạ tầng cho khu vực dân đã sống ổn định. Việc hoàn thành các dự án này góp phần ổn định đời sống của nhiều hộ dân vùng khó khăn.
 
Theo (nhandan.com.vn)
T/h: H.Phong (dongbang.vn)

Bài viết mới nhất của Kinh tế