Hậu Giang hình thành chuỗi khép kín trong sản xuất nông nghiệp

Thứ ba, 12 Tháng 5 2020 08:57 (GMT+7)
Nhằm phát triển nền nông nghiệp theo hướng xanh, sạch, nhất là đối với các sản phẩm nông nghiệp chủ lực, tỉnh Hậu Giang chủ trương khuyến khích hình thành các hợp tác xã (HTX) sản xuất, chế biến và tiêu thụ theo chuỗi khép kín bảo đảm chất lượng.
 
 Hậu Giang hình thành chuỗi khép kín trong sản xuất nông nghiệp
Xưởng may bao bì của Công ty TNHH một thành viên 76, xã Kiêu Kỵ, huyện Gia Lâm (Hà Nội). Ảnh: THANH TRÚC
 
Tỉnh Hậu Giang có hơn 200 HTX, trong đó 175 HTX hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực nông nghiệp. Các HTX đã thực hiện được chức năng định hướng, tổ chức hướng dẫn nông dân đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, góp phần cùng tỉnh trong công tác xây dựng nông thôn mới. Tuy nhiên, phần lớn các HTX nông nghiệp hoạt động đạt lợi nhuận chưa cao, số lượng HTX hoạt động hiệu quả trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ chưa nhiều.
 
Trong thời gian tới, tỉnh yêu cầu các địa phương phối hợp tháo gỡ khó khăn, khuyến khích các HTX tổ chức sản xuất theo hướng tập trung, đạt sản lượng lớn và tạo ra sản phẩm an toàn, chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu thị trường; bảo đảm yêu cầu của khách hàng ở nhiều phân khúc khác nhau; tiêu thụ thông qua hợp đồng và có thể truy xuất nguồn gốc; nâng cao giá trị gia tăng của sản phẩm; tổ chức liên kết chặt chẽ với các đối tác như các siêu thị, bếp ăn công nghiệp, trường học… Hậu Giang tiếp tục quan tâm phát triển các HTX thương mại, dịch vụ nhằm góp phần tăng trưởng kinh tế bền vững, giảm nghèo, cải thiện môi trường.
 
Để khuyến khích phát triển công nghiệp hỗ trợ (CNHT), TP Hà Nội đẩy mạnh sản xuất công nghiệp theo chuỗi giá trị toàn cầu. Trong năm 2020, dựa trên nhu cầu và lợi thế phát triển của địa phương, phù hợp với yêu cầu, định hướng phát triển công nghiệp của Hà Nội và cả nước, thành phố phát triển các doanh nghiệp CNHT trên ba lĩnh vực chính là: sản xuất linh kiện phụ tùng, CNHT phục vụ các ngành công nghiệp công nghệ cao và CNHT cho ngành dệt may - da giày.
 
Hà Nội phấn đấu đến cuối năm 2020 có khoảng 900 doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực CNHT, trong đó khoảng 400 doanh nghiệp có hệ thống sản xuất và sản phẩm đạt tiêu chuẩn quốc tế, đủ năng lực tham gia vào mạng lưới sản xuất toàn cầu của các tập đoàn đa quốc gia tại Việt Nam. Đến cuối năm 2020, giá trị sản xuất của CNHT chiếm khoảng 18% giá trị sản xuất của ngành công nghiệp chế biến, chế tạo Hà Nội; chỉ số phát triển công nghiệp lĩnh vực CNHT hằng năm tăng hơn 12%.
 
Để đạt các mục tiêu này, thành phố tập trung kết nối, hỗ trợ doanh nghiệp CNHT trở thành nhà cung ứng sản phẩm cho khách hàng trong nước và nước ngoài, xúc tiến thu hút đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực CNHT. Thành phố còn hỗ trợ các doanh nghiệp áp dụng hệ thống quản lý đáp ứng yêu cầu của các chuỗi sản xuất toàn cầu trong quản trị doanh nghiệp, quản trị sản xuất, hỗ trợ đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nghiên cứu phát triển, ứng dụng chuyển giao và đổi mới công nghệ trong sản xuất thử nghiệm linh kiện, phụ tùng, nguyên liệu và vật liệu, đáp ứng yêu cầu của các ngành sản xuất sản phẩm CNHT.
 
Nguồn: (nhandan.com.vn)
T/h: Nguyễn Quyên - (dongbang.vn)
 

Bài viết mới nhất của Kinh tế