Kiên Giang: Tái đàn heo chậm do khan hiếm con giống

Thứ tư, 08 Tháng 7 2020 08:40 (GMT+7)
Giá con giống hiện nay rất cao, từ 2-3 triệu đồng/con và khan hiếm dẫn đến việc tái đàn heo ở Kiên Giang đang khá chậm.
 
Giá heo hơi trên thị trường không ổn định và thiếu hụt con giống dẫn đến giá thành cao, từ 2-3 triệu đồng/con khiến việc tái đàn heo tại Kiên Giang còn rất chậm. Ảnh: Trung Chánh.
Giá heo hơi trên thị trường không ổn định và thiếu hụt con giống dẫn đến giá thành cao, từ 2-3 triệu đồng/con khiến việc tái đàn heo tại Kiên Giang còn rất chậm. Ảnh: Trung Chánh.
 
Theo Chi cục Chăn nuôi - Thú y Kiên Giang, hoạt động chăn nuôi heo trên địa bàn đang từng bước dần phục hồi, sau khi tỉnh công bố hết bệnh dịch tả heo châu Phi trên toàn tỉnh từ cuối tháng 4 cho đến nay. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của dịch bệnh covid-19, giá cả heo hơi không ổn định và thiếu hụt con giống dẫn đến giá thành rất cao, từ 2-3 triệu đồng/con nên người chăn nuôi còn thận trọng trong việc đầu tư tái đàn. Do đó, việc tái đàn phục hồi còn chậm, chủ yếu là trong hệ thống trang trại của Công ty CP là chính, các hộ chăn nuôi gia trại phát triển chưa nhiều.
 
Bênh dịch tả heo châu Phi đã gây thiệt hại cho 3.812 hộ chăn nuôi ở Kiên Giang, buộc phải tiêu hủy hàng trăm ngàn con heo mắc bệnh, khiến tổng đàn sụt giảm trên 43% so với cùng kỳ. Ảnh: Trung Chánh.
Bênh dịch tả heo châu Phi đã gây thiệt hại cho 3.812 hộ chăn nuôi ở Kiên Giang, buộc phải tiêu hủy hàng trăm ngàn con heo mắc bệnh, khiến tổng đàn sụt giảm trên 43% so với cùng kỳ. Ảnh: Trung Chánh.
 
Theo thống kê, hiện tổng đàn heo của tỉnh là gần 179 ngàn con, chỉ bằng 56,8% so với cùng kỳ. Tính đến hết năm 2019, tỉnh Kiên Giang đã chi hỗ trợ ngành chăn nuôi bị ảnh hưởng dịch tả heo châu Phi tổng cộng gần 113 tỷ đồng, bao gồm hỗ trợ trực tiếp cho 3.812 hộ dân có heo bị tiêu hủy là 86,5 tỷ đồng và kinh phí phục vụ phòng chống dịch bệnh là 26,3 tỷ đồng. 
 
Trong 6 tháng đầu năm 2020, bệnh dịch tả heo châu Phi trên địa bàn tỉnh Kiên Giang chỉ còn xảy ra nhỏ, lẻ tại 15 hộ nuôi, buộc phải tiêu hủy 66 con để phòng, chống dịch bệnh lây lan. Nhìn chung, tình hình dịch bệnh trên gia súc, gia cầm các tháng đầu năm đang được ngành chuyên môn kiểm soát tốt, ổn định.
 
Đ.T.CHÁNH - (nongnghiep.vn)
T/h: Nhi - (dongbang.vn)

Bài viết mới nhất của Kinh tế