Tranh chấp giữa Cty Smartdoor và Austdoor: Ai đúng?

Thứ năm, 10 Tháng 1 2019 16:21 (GMT+7)
CTCP cửa cuốn Úc Smartdoor (Cty Smartdoor), thành viên của Tập đoàn Công nghiệp Thiên Phú mới đây đã lên tiếng về việc Cty này bị Cty TNHH SX&TM Hưng Phát (nay đổi tên thành CTCP Tập đoàn Austdoor - Cty Austdoor) vi phạm bản quyền sở hữu trí tuệ.

Sau đó lại bị chính Cty này kiện lại. Cty Austdoor đã có công văn yêu cầu Cục Sở hữu trí tuệ (SHTT) giải thích về việc cùng một kiểu dáng công nghiệp (KDCN) lại được cấp bằng sở hữu độc quyền cho hai đơn vị khác nhau.

Smartdoor - từ nguyên đơn…

Theo phản ánh của Cty Smartdoor, Cty này đã nhận được giấy chứng nhận đăng ký Hợp đồng lixăng số 1803/ĐKHĐSD ngày 18.12.2008 cho KDCN theo văn bằng 8106 của Cục SHTT do ông Hoàng Văn Tân - Phó Cục trưởng Cục SHTT - ký và có hiệu lực đến ngày 18.12.2010.

Trong suốt thời gian sử dụng mẫu KDCN này, Cty Smartdoor cho rằng luôn bị các DN khác làm nhái, trong đó có Cty Austdoor. Cty Austdoor cũng đã 2 lần bị Chi Cục quản lý thị trường (QLTT) Hà Nội bắt giữ (Đội QLTT số 14 bắt ngày 25.11.2008 và Đội QLTT số 17 bắt ngày 24.6.2009 do cố tình sản xuất, lưu thông, bán hàng hoá mang KDCN nói trên với số lượng lớn). 

Ngày 30.6.2009, Cục SHTT đã kết luận mẫu “Thanh nhôm định hình” thu được của Cty Austdoor là vi phạm quyền đối với KDCN được bảo hộ theo bản đăng ký KDCN số 8106.

Ngày 3.8.2009, Viện Khoa học SHTT đã giám định lại “Thanh nhôm định hình” thu được từ Cty Austdoor và ra kết luận Cty Austdoor đã xâm phạm quyền đối với KDCN “Thanh nhôm định hình” được bảo hộ theo bản đăng ký bảo hộ KDCN số 8106. 

Ngày 11.9.2009, UBND TP Hà Nội đã ra Quyết định số 4695/QĐ-UBND về việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thương mại đối với Cty Austdoor, yêu cầu Cty này nộp phạt 307.856.000 đồng và buộc phải loại bỏ yếu tố vi phạm trên sản phẩm. 

… trở thành bị đơn

Ngày 15.4.2010, Cty Smartdoor cho biết đã nhận được công văn khuyến cáo số 35/2010/CVKC-ADG của Cty Austdoor yêu cầu Cty Smartdoor chấm dứt việc sản xuất sản phẩm có KDCN “Thanh kim loại định hình” giống với KDCN đã được bảo hộ theo văn bản bảo hộ KDCN số 1463 đăng ký KDCN tại Cục SHTT cấp ngày 22.3.2010. Sự việc trở nên hết sức phức tạp.

Smartdoor cho rằng, quyền sử dụng KDCN “Thanh nhôm định hình” được Cục SHTT cấp theo bằng độc quyền KDCN số 8106 ngày 15.12.2004 cho CTCP XNK và XD Tân Trường Sơn trên phạm vi lãnh thổ VN. Sau đó, Cty này ký hợp đồng chuyển giao quyền sử dụng KDCN “Thanh nhôm định hình” này cho Cty Austdoor (hợp đồng hết hiệu lực từ 7.8.2008).

Tiếp đó, CTCP XNK và XD Tân Trường Sơn ký hợp đồng chuyển giao quyền sử dụng KDCN “Thanh nhôm định hình” trên cho Cty Smartdoor theo quyết định số 2109/QĐ-SHTT ngày 18.12.2009. Thời hạn chuyển giao từ 18.12.2008 đến 18.12.2009, sau đó gia hạn tới 18.12.2010.

Theo phản ánh của Cty Smartdoor, sau khi hợp đồng với CTCP XNK và XD Tân Trường Sơn kết thúc, Cty Austdoor vẫn tiếp tục kinh doanh sản phẩm sử dụng KDCN “Thanh nhôm định hình” nêu trên và cố tình vi phạm Luật SHTT về bản quyền KDCN. Ngày 1.12.2008, CTCP XNK và XD Tân Trường Sơn cũng đã có công văn số 112 gửi Cty Austdoor (khi đó là Cty TNHH SX&TM Hưng Phát) yêu cầu Cty này chấm dứt ngay việc phân phối và bán sản phẩm thanh nhôm định hình có KDCN trên.

Smartdoor cho rằng, quyền dụng KDCN “Thanh nhôm định hình” được Cục SHTT cấp theo bằng độc quyền KDCN số 8106 thuộc Cty Smartdoor tới hết ngày 18.12.2010. Nhưng theo văn bản số 10460/SHTT-KDCN ngày 18.3.2010 do ông Hoàng Văn Tân ký thì Cty Austdoor được Cục SHTT chứng nhận việc đủ tiêu chuẩn để được bảo hộ độc quyền đối với “Thanh kim loại định hình”. Theo ông Nguyễn Trọng Đạt- GĐ kinh doanh của Smartdoor, điều này gây thiệt hại cho Cty và các đại lý cũng như khiến khách hàng của Smartdoor hoang mang.

Trong công văn số 018/CV-NĐ gửi Cục trưởng Cục SHTT Trần Việt Hùng, ông Nguyễn Sơn Hải- GĐ Cty Smartdoor đề nghị Cục giải thích việc cùng một KDCN đã có kết luận xâm phạm SHCN của Viện Khoa học SHTT cũng như ý kiến trả lời của Cục SHTT nhưng vẫn được cấp Bằng độc quyền KDCN.

Dịch vu hoang kim long trang chu

Trả lời báo Lao Động, Cục SHTT cho biết, Cục đã nhận được văn bản số 018/CV-NĐ của Cty Smartdoor yêu cầu làm rõ việc việc cấp Bằng độc quyền KDCN số 14163 cho Cty Austdoor bảo hộ chính KDCN thanh kim loại định hình mà Cục đã kết luận trước đó là xâm phạm quyền đối với KDCN được bảo hộ theo Bằng độc quyền KDCNsố 8106 mà Smartdoor được cấp xi-lanh từ Chủ văn bằng bảo hộ là CTCP XNK và XD Tân Trường Sơn. 

Cục SHTT cho biết, sự việc mà Cty Smartdoor cung cấp là sai sự thật. KDCN theo văn bằng bảo hộ số 14163 mà Cục SHTT cấp cho Cty Austdoor ngày 22.3.2010 không phải là KDCN được đề cập trong công văn số 957/SHTT-TTKN ngày 30.6.2009 của Cục SHTT bởi đây là hai KDCN khác nhau.

Cục SHTT cho biết, CTCP tập đoàn Thiên Phú hiện là chủ sở hữu của 2 KDCN “Thanh kim loại định hình” được cấp theo các Bằng độc quyền KDCN số 11496 và 11497 đang còn hiệu lực. 

Cục SHTT khẳng định không cấp lại Bằng độc quyền KDCN “Thanh kim loại định hình” của Tập đoàn Thiên Phú cho một DN khác, cũng không cấp văn bằng bảo hộ cho một KDCN mà Cục đã ký công văn làm cơ sở cho UBND TP Hà Nội xử phạt một DN khác như Cty Thiên Phú đã nêu.

Nguồn: Lưu Thuỷ - (laodong.vn)
T/h: Y Phương - (dongbang.vn)
 

Bài viết mới nhất của Dich vụ tư vấn - Pháp luật