Người mở lối cho trầm Việt

Thứ tư, 17 Tháng 2 2021 11:02 (GMT+7)
“Khánh Hòa là xứ trầm hương/ Non cao biển rộng, người thương đi về” - câu ca dao ấy từ xa xưa như một định danh với vùng đất giàu đẹp này. Thế nhưng, để những gì đúc kết trong câu ca dao ấy trở thành hiện thực, cần có những người tiên phong, biết lăn xả, cống hiến để đưa trầm hương - bảo vật quý giá của quốc gia - lan tỏa ra thế giới.
Tại Bảo tàng Trầm Hương, anh Nguyễn Văn Tưởng giới thiệu với Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân về chiến lược phát triển Trầm hương Khánh Hòa
Tại Bảo tàng Trầm Hương, anh Nguyễn Văn Tưởng giới thiệu với Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân về chiến lược phát triển Trầm hương Khánh Hòa
 
Tiên phong gỡ nút thắt
 
Sinh ra ở Hưng Yên, anh Nguyễn Văn Tưởng cũng như nhiều người con khác, vất vả mưu sinh ruộng đồng bên dải lụa sông Hồng thơ mộng. Lớn lên, Tưởng vào quân ngũ, hành quân qua những dải đất miền Trung. Thế rồi, Tưởng trở thành phóng viên Đài Tiếng nói Việt Nam, thường trú khu vực Tây nguyên như một định mệnh đưa anh đến với “nghiệp trầm” hôm nay. Vào Tây nguyên, anh có cơ hội lăn lộn khắp các vùng núi rừng, nghe những già làng, trưởng bản nói về hương trầm giữa đại ngàn, anh như bị “hớp hồn” bởi nó. 
 
Anh kể, ngày đó cứ có thời gian rảnh, anh lại đi đến nhiều vùng núi rừng, nơi có nhiều người hiểu và kể chuyện trầm để nghiên cứu, tìm hiểu thêm về sản vật này. Càng tìm hiểu, sức lôi cuốn của hương trầm đưa anh đến những câu chuyện vượt ra khỏi không gian vốn có của nó. Anh nói trầm hương xứ ta đã nổi tiếng trên con đường tơ lụa từ thế kỷ thứ II trước Công nguyên, từ Trung Quốc sang Trung Đông. Ngoài ra, còn con đường tơ lụa trên biển, xứ đàng trong có Hội An, xứ đàng ngoài có Phố Hiến. Trầm hương Việt Nam lừng danh thời đó, khi cập bến ở một hải cảng của tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc, cùng với nhiều hương liệu khác như hồi, quế, hồ tiêu, tạo mùi thơm lan tỏa, nên người ta đặt tên là Hương Cảng (cảng thơm - Hồng Kông).
 
Theo nghiên cứu, trầm hương không chỉ là sản vật quý, nó được xem là tinh hoa, linh khí của trời đất. Hương trầm được đốt lên ở những cung điện của nhiều triều đình phong kiến trước đây và được ngợi ca về mùi hương không gì sánh nổi. Trên bản đồ thế giới, chỉ có 6 nước có trầm hương, nhưng trầm hương Việt Nam tốt nhất. Sản lượng trầm hương thế giới phụ thuộc vào Việt Nam. Việt Nam không chỉ được coi như “Vương quốc trầm hương” của thế giới trong quá khứ, còn là nguồn cung cấp quan trọng trong tương lai, bởi loại hương liệu thượng hạng này không thể thay thế trong dược phẩm, nước hoa. Những năm trước đây, trầm là hàng quốc cấm, không giao dịch mua bán cũng như không thể chế tác nó thành nhiều sản phẩm. Vậy nên, một thời gian dài hương trầm Việt thường giấu mình tỏa hương. 
 
Nhận rõ đây là rào cản lớn nhất, anh Tưởng lao vào con đường tìm lối thoát trầm hương. Để thực hiện ấp ủ ấy, anh đã tổ chức nhiều cuộc hội thảo, cùng đồng nghiệp viết nhiều bài báo, gặp các yếu nhân của ngành nông nghiệp lúc ấy để thuyết phục. Với lý lẽ giản dị nhưng thuyết phục, cuối cùng trầm hương đã được đưa khỏi danh sách hàng quốc cấm. “Nước ta có trầm hương mang linh khí của trời đất, khiến mọi người nhắm mắt chắp tay cúi lạy, đó là giá trị của thương hiệu Việt Nam, hà cớ gì không suy tôn, tạo nhiều giá trị, làm giàu và phủ xanh đất trống, đồi trọc” - anh Tưởng bày tỏ.
 
Để hương trầm bay xa
 
Lệnh cấm trầm được bãi bỏ, anh Tưởng xin thôi công việc ở Đài Tiếng nói Việt Nam, về Nha Trang lập Công ty Trầm Hương Khánh Hòa. Chia sẻ về việc chọn Khánh Hòa là điểm khởi nghiệp, gầy dựng thương hiệu trầm Việt, anh Tưởng cho rằng dải đất hình chữ S nơi nào cũng có núi rừng, có trầm, nhưng Khánh Hòa được gọi là xứ trầm hương bởi hương trầm nơi đây rất đặc biệt, không nơi nào sánh. Xưa ông cha ta đã đúc kết và gọi Khánh Hòa là xứ trầm vì lẽ đó. Để minh chứng điều đó, anh Tưởng đã đi nhiều nước trên thế giới nghiên cứu, khai mở thị trường, hành trình đó cũng gian nan như “ngậm ngải tìm trầm”. Hàng ngàn tài liệu từ cách đây hàng trăm năm đến từ khắp thế giới được anh sưu tầm, dịch ra tiếng Việt để nghiên cứu. 
 
Niềm vui đem lại cho anh, khi những tài liệu thế giới viết về trầm hương đa phần đều gắn với trầm hương Việt Nam và nhiều nhà nghiên cứu cũng xem Việt Nam là “cái nôi” của trầm. Có dịp ghé Bảo tàng Trầm hương của anh, mọi người không chỉ được chiêm ngưỡng những khối trầm, kỳ quý hiếm, còn được nghe anh bộc bạch về những tài liệu anh sưu tầm nghiên cứu bao lâu nay, đó là tri thức về trầm, là cái sẽ giúp anh tạo nên nhiều giá trị về trầm hương trong tương lai không xa. Và thực tế, đến hôm nay trầm hương Việt Nam xuất khẩu rất nhiều sang các thị trường lớn như Trung Quốc, Nhật Bản, Đài Loan, UAE, Mỹ. 
 
Trong hành trình của trầm, anh Tưởng có công không nhỏ nhưng chưa một lần tự cho mình là người có công đầu. Điều anh mong muốn nhất là trầm Việt sẽ lan tỏa, tạo giá trị khắp 5 châu. Mới đây, anh Tưởng đã cho chế tác 100 chiếc quạt làm từ trầm hương làm quà lưu niệm cho các đại biểu cấp cao tham dự Hội nghị cao cấp APEC 2017 tại Nha Trang, tạo ấn tượng về sản phẩm mang nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc Việt Nam. Gần đây nhất, nhân dịp kỷ niệm 90 năm Ngày thành lập Đảng, anh Tưởng được phép tổ chức buổi dâng trầm trên mảnh đất Côn Đảo linh thiêng thay cho lời tri ân. 
 
Thế nhưng, để xuất khẩu trầm hương cần có nguồn nguyên liệu tốt, trong khi sản vật này trong tự nhiên đã cạn kiệt. Không nản, cách đây hơn chục năm, anh Tưởng đã đi đầu trồng cây gió bầu, phủ xanh đất trống đồi trọc, tạo vùng nguyên liệu cho trầm. Với diện tích hàng ngàn hecta, cây gió bầu ở Tây nguyên còn tạo công ăn việc làm cho hàng ngàn nông dân. “Trầm hương không phải là cây xóa đói giảm nghèo, mà là cây làm giàu. Nhà nước cần tiến hành nghiên cứu, đánh giá đúng về tiềm năng kinh tế của trầm hương ở khu vực miền Trung và Tây nguyên để có chính sách vĩ mô đưa trầm hương trở thành một ngành kinh tế” - anh Nguyễn Văn Tưởng kỳ vọng.
 
NGÂN KHÁNH - (sggp.org.vn)
T/h: H.Phong (dongbang.vn)

Bài viết mới nhất của Ngành Đồ gỗ - Nội ngoại thất

  • Giữ lửa cho gốm Mỹ Thiện
    Điều nghệ nhân Đặng Văn Trịnh trăn trở là chẳng muốn mình cũng góp vào dấu chấm hết cho một làng nghề, bởi gốm Mỹ Thiện tồn tại đã trên 200 năm
    Thứ hai, 22 Tháng 1 2024 00:08
  • Gỗ lậu trên đất trưởng phòng nội vụ ở Quảng Nam: Phạt người anh trai 37,5 triệu đồng
    Người đứng ra nhận số gỗ lậu được phát hiện trên đất của em trai Trưởng phòng Nội vụ huyện Phước Sơn, bị xử phạt 37,5 triệu đồng.
    Thứ ba, 12 Tháng 12 2023 23:55
  • Phát hiện gỗ lậu cất giấu trên đất của trưởng phòng ở Quảng Nam
    Nhận đơn tố cáo, kiểm lâm kiểm tra, phát hiện nhiều gỗ lậu trên đất của trưởng Phòng Nội vụ huyện Phước Sơn, tỉnh Quảng Nam. Điều bất ngờ là số gỗ lậu này được xác định là của anh trai trưởng phòng.
    Thứ ba, 28 Tháng 11 2023 00:03
  • Việt Nam chi hàng trăm triệu USD nhập máy móc chế biến gỗ mỗi năm
    Xuất khẩu gỗ và các sản phẩm từ gỗ của Việt Nam đang dần khả quan. Nhiều doanh nghiệp đang tìm kiếm công nghệ, thiết bị hiện đại để tối ưu hoá sản xuất.
    Thứ năm, 21 Tháng 9 2023 00:09
  • Đơn hàng xuất khẩu của ngành gỗ bắt đầu quay trở lại
    Các doanh nghiệp ngành gỗ đang mở rộng biên độ kinh doanh, tìm giải pháp thâm nhập thị trường quốc tế. Mục tiêu xuất khẩu của năm 2023 hoàn toàn có thể đạt được bởi đơn hàng đã bắt đầu quay trở lại thời gian gần đây.
    Thứ sáu, 28 Tháng 7 2023 23:58
  • Nhiều doanh nghiệp dệt may, đồ gỗ mất đơn hàng vì chậm chuyển đổi xanh
    Theo các chuyên gia và hiệp hội doanh nghiệp, yêu cầu về chuyển đổi xanh, xanh hoá chuỗi cung ứng đã rất rõ ràng và tác động đến sức cạnh tranh, cơ hội nhận đơn hàng của nhà xuất khẩu
    Thứ sáu, 26 Tháng 5 2023 00:39
  • Tranh cãi hàng ghế gỗ “bề thế” trong nhà hát: 526 bàn ghế giá bao nhiêu?
    Tổng kinh phí cho hạng mục bàn ghế đang gây tranh cãi trong Nhà hát dân ca Quan họ Bắc Ninh là 6,3 tỉ đồng
    Thứ hai, 15 Tháng 5 2023 23:34
  • Xôn xao việc “đại gia” đồ gỗ vỡ nợ gần 28 tỉ đồng
    Vợ chồng "đại gia" buôn bán đồ gỗ ở Kon Tum vay mượn gần 28 tỉ đồng rồi tuyên bố vỡ nợ khiến nhiều người điêu đứng, trình báo công an cầu cứu.
    Thứ ba, 04 Tháng 4 2023 23:40
  • Hiệp hội ngành hàng bắt tay xúc tiến thương mại, nâng tầm vị thế gỗ Việt
    5 hiệp hội vừa bắt tay hợp tác tạo sức mạnh chung nhằm quảng bá, xúc tiến thương mại, tiến tới nâng cao vị thế xuất khẩu gỗ Việt trên bản đồ thế giới.
    Thứ hai, 13 Tháng 2 2023 00:14
  • Ngành gỗ vượt khó, tăng trưởng ấn tượng
    Trong bối cảnh dịch Covid-19 tiếp tục diễn biến phức tạp, ngành gỗ vẫn đạt tốc độ tăng trưởng ấn tượng trong sáu tháng đầu năm, giá trị xuất khẩu đạt 61% tổng kim ngạch của cả năm 2020. Nếu duy trì được đà tăng trưởng như hiện nay, mục tiêu 14 đến 14,5 tỷ USD kim ngạch xuất khẩu mà Chính phủ đặt ra cho ngành gỗ trong năm 2021 là hoàn toàn có thể đạt được…
    Thứ ba, 13 Tháng 7 2021 07:54
  • Tháo gỡ rào cản thương mại cho thị trường gỗ
    Sáu tháng đầu năm 2021, ngành gỗ xuất siêu ước đạt 7,2 tỷ USD, tăng 67,4%. Dự báo, từ nay đến cuối năm xuất khẩu gỗ và các sản phẩm về gỗ vượt mục tiêu 14 tỷ USD. Mặc dù vậy, tình hình hoạt động xuất nhập khẩu gỗ và lâm sản vẫn đang tiềm ẩn nhiều nguy cơ, tính bền vững không cao.
    Thứ sáu, 02 Tháng 7 2021 07:56
  • Nhiều cơ hội cho doanh nghiệp gỗ Việt Nam tại thị trường Hàn Quốc
    Trong bối cảnh dịch Covid-19 vẫn diễn biến khó lường, khả năng cung cấp nhiều thị trường sẽ bị gián đoạn, nhưng xu hướng tiêu thụ đồ nội thất bằng gỗ của Hàn Quốc vẫn tăng trưởng khả quan, sẽ là cơ hội cho các doanh nghiệp xuất khẩu đồ nội thất bằng gỗ của Việt Nam đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường Hàn Quốc trong thời gian tới.
    Thứ sáu, 25 Tháng 6 2021 07:53
  • Xuất khẩu gỗ nội thất có những dấu hiệu khả quan
    Dịch Covid-19 xảy ra trên toàn cầu gây ảnh hưởng mạnh đến hàng loạt chuỗi cung ứng hàng hóa trên thị trường thế giới, trong đó có ngành chế biến và xuất khẩu gỗ Việt Nam. Nhưng bất chấp diễn biến phức tạp của dịch bệnh, ngành chế biến, xuất khẩu gỗ và đồ gỗ Việt Nam, đặc biệt là mặt hàng đồ nội thất phòng khách và phòng ăn xuất khẩu vẫn rất khả quan.
    Thứ tư, 23 Tháng 6 2021 07:53
  • Khai mạc Tuần lễ Giao thương quốc tế ngành gỗ
    Ngày 14-4, Hội Mỹ nghệ và Chế biến gỗ TP Hồ Chí Minh (HAWA) tổ chức chương trình “Furniture Sourcing day”. Đây là sự kiện khai mạc Tuần lễ Giao thương quốc tế ngành chế biến gỗ và thủ công mỹ nghệ (Furniture Matching Week 2021) diễn ra tại TP Hồ Chí Minh, từ ngày 12 đến 19-4.
    Thứ năm, 15 Tháng 4 2021 07:45
  • Chi phí logistics tăng cao giảm sức cạnh tranh ngành gỗ
    Theo ghi nhận thông tin từ các doanh nghiệp (DN) xuất khẩu (XK) đầu ngành gỗ cho thấy, lượng container cần trong năm 2021 sẽ tăng từ 1,2 - 1,5 lần so với năm trước. Tuy nhiên, cước vận tải, container tăng cao tạo áp lực làm giảm sức cạnh tranh ngành gỗ.
    Thứ tư, 07 Tháng 4 2021 07:47
  • Xuất khẩu gỗ tăng trưởng ấn tượng nhưng chưa bền vững
    Trong hai tháng đầu năm 2021, kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ tăng trưởng ấn tượng, tương đương 20% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả năm 2020. Với đà tăng trưởng này, xuất khẩu gỗ và các sản phẩm gỗ có thể đạt mục tiêu đề ra. Tuy nhiên, theo các chuyên gia ngành gỗ, các con số này vẫn ẩn chứa các khía cạnh chưa bền vững.
    Thứ ba, 30 Tháng 3 2021 07:54
  • Ngành gỗ miệt mài xuất khẩu
    Nhiều doanh nghiệp gỗ mạnh dạn đầu tư công nghệ, nâng chất lượng sản phẩm, sử dụng hiệu quả kênh tiếp thị, bán hàng online... nên vẫn có đơn hàng dồi dào bất chấp dịch Covid-19
    Thứ tư, 24 Tháng 3 2021 10:39
  • Lâm sản và đồ gỗ xuất siêu kỷ lục
    Tổng Cục trưởng Tổng cục Lâm nghiệp Nguyễn Quốc Trị cho biết, tổng kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm từ gỗ năm 2020 của cả nước đạt 13,22 tỷ USD, xuất siêu 10,5 tỷ USD (trong tổng mức xuất siêu 19,95 tỷ USD của tất cả các loại hàng hóa xuất khẩu năm 2020).
    Thứ năm, 28 Tháng 1 2021 07:57
  • Quảng Trị đẩy mạnh chế biến gỗ xuất khẩu
    Trong những năm qua, ngành chế biến gỗ xuất khẩu đã có nhiều đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Quảng Trị, trong đó một số mặt hàng gỗ có chất lượng đứng đầu khu vực. Tuy nhiên, để hiện thực hóa chủ trương đưa Quảng Trị thành trung tâm chế biến gỗ của khu vực miền trung, cần có nhiều chính sách phù hợp hơn, tạo đột phá mạnh mẽ cho lĩnh vực được xem là có thế mạnh của địa phương.
    Thứ sáu, 08 Tháng 1 2021 07:36
  • Khai trương showroom nội thất “triệu đô” tại Vinhomes Ocean Park
    Xuất phát từ mong muốn thúc đẩy phát triển mạnh mẽ các hạng mục thiết kế nội thất biệt thự cao cấp, sang trọng, Công ty Cổ phần Kiến trúc Nội thất Home&Home ra mắt showroom mới tại số NT06-202 thuộc Khu biệt thự Ngọc Trai, dự án Vinhomes Ocean Park (Hà Nội) nhằm mang đến trải nghiệm nội thất toàn diện cho khách hàng.
    Thứ năm, 10 Tháng 12 2020 11:06
  • Xuất khẩu gỗ bứt phá ngoạn mục
    Dù rất khó khăn bởi dịch Covid-19, nhưng với kết quả khả quan sau 9 tháng năm 2020, ngành lâm nghiệp Việt Nam vẫn nỗ lực với mục tiêu xuất khẩu gỗ và lâm sản năm 2020 đạt 12,5 tỷ USD như mục tiêu đặt ra.
    Thứ ba, 03 Tháng 11 2020 08:29
  • Doanh nghiệp chế biến gỗ Việt Nam chưa tận dụng hết lợi thế khi thâm nhập thị trường Canada
    Tổng giá trị nhập khẩu đồ gỗ của Canada khoảng 14 tỷ USD/năm, trong đó, Việt Nam là quốc gia đứng thứ 4, sau Trung Quốc, Hoa Kỳ và Mexico cung cấp các sản phẩm nội và ngoại thất cho Canada. Nhưng giá trị kim ngạch nhập khẩu từ Việt Nam còn khiêm tốn, trong khi đây là thị trường mở cho các nhà xuất khẩu...
    Thứ năm, 01 Tháng 10 2020 10:58
  • Tạo điểm nhấn cho không gian sống bằng vật liệu dán tường
    Khoảng vài năm về trước, giấy dán tường bắt đầu xuất hiện và gây sốt trên thị trường vật liệu trang trí nội thất tại TP Cần Thơ. Tuy nhiên, theo thời gian, cùng với sự phát triển của công nghệ in và yêu cầu từ thị trường, giấy dán tường không còn là sự lựa chọn duy nhất nữa. Thay vào đó là các loại tranh dán tường 3D khổ lớn hay các tấm xốp dán tường với nhiều ưu thế về chống thấm, chống ồn, giá cả lại vô cùng cạnh tranh.
    Thứ hai, 14 Tháng 9 2020 12:56
  • Bộ trưởng Bộ Tài chính chỉ đạo lập đoàn kiểm tra việc áp dụng mã HS đối với mặt hàng gỗ cao su xuất khẩu
    Sau khi nhận được 'đơn khẩn cấp' của Hiệp hội Gỗ và lâm sản Việt Nam do hàng xuất khẩu bị ách ở cảng, Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng đã chỉ đạo Tổng cục Hải quan xem lại việc áp mã HS lên sản phẩm gỗ cao su xuất khẩu dạng tấm (do bị thay đổi thuế suất từ 0% lên tới 25%)
    Thứ tư, 05 Tháng 8 2020 10:57
  • Thúc đẩy sản xuất và xuất khẩu bền vững mặt hàng gỗ dán
    Chiều 6-7, tại TP Hồ Chí Minh, Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam (Vifores) đã phối hợp Cơ quan Phát triển quốc tế của Hoa Kỳ (USAID) và Cục Phòng vệ thương mại (Bộ Công thương) tổ chức hội thảo với chủ đề “Thúc đẩy giao thương gỗ dán và MDF Việt Nam – Cơ hội và thách thức trong bối cảnh đại dịch Covid-19”.
    Thứ tư, 08 Tháng 7 2020 07:57