Nuôi tôm nay thuận lợi hơn
Sẽ rất khó trả lời cho câu hỏi, nuôi tôm thời nay dễ hay khó hơn ngày xưa, bởi thuận lợi và khó khăn đan xen nhau. Khi xét trên bình diện điều kiện nuôi trồng thủy sản ngày nay thì nuôi tôm ngày càng thuận lợi hơn. Đó là nhờ khoa học kỹ thuật phát triển, giống tôm càng xanh toàn đực đã được sản xuất với số lượng lớn.
Cùng với hệ thống đê điều được đầu tư, người dân Bến Tre có điều kiện phát triển nghề nuôi trồng thủy sản, thêm thu nhập cho gia đình.
Thu hoạch tôm càng xanh. Ảnh: Mã Phương.
Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, năm 2019, tổng diện tích nuôi thủy sản ước đạt 45.850ha, đạt 98,6% kế hoạch năm và tăng 1% so với năm 2018. Tổng sản lượng nuôi thủy sản đã thu hoạch ước đạt 281.000 tấn, đạt 102,9% kế hoạch năm và tăng 3,7% so với năm 2018.
Đáng chú ý là tôm biển - tuy luôn chiếm tỷ lệ nuôi cao trên địa bàn tỉnh - cụ thể năm 2019 ước đến 78,7% trong tổng diện tích nuôi thủy sản nhưng lại không được tỉnh chọn để thực hiện chỉ dẫn địa lý. Trong khi đó, tôm càng xanhchỉ chiếm 3,2% trong tổng diện tích nuôi thủy sản nhưng lại nằm trong danh sách sản phẩm mũi nhọn của tỉnh để xây dựng chỉ dẫn địa lý.
Một vài số liệu cụ thể của năm 2019 cho thấy: Đối với tôm biển, có các hình thức nuôi thâm canh, tôm sú - lúa, quảng canh, tôm - rừng phát triển ổn định, sản lượng nuôi tương đương so với năm 2018. Tuy nhiên, do giá tôm nguyên liệu 9 tháng đầu năm dao động mức thấp, giảm từ quý I đến cuối quý III, nên đa số người nuôi hòa vốn đến lãi ít.
Riêng hình thức nuôi tôm thẻ chân trắng hai giai đoạn đang phát triển tốt: trại nuôi được khép kín, kiểm soát quản lý tốt môi trường nước, thức ăn nên ít xảy ra dịch bệnh, thả xoay vòng 3 vụ/năm. Trong năm, tổng diện tích nuôi 2 giai đoạn trên địa bàn tỉnh đạt khoảng 1.000ha, năng suất bình quân 60 tấn/ha, sản lượng đạt 16 ngàn tấn.
Đối với tôm càng canh, tôm càng xanhluân vụ với tôm sú trên ruộng lúa từ đầu năm đến nay sinh trưởng tốt, ổn định về chất lượng và giá tăng 10 - 20 ngàn đồng/kg so với năm 2018 nên hộ nuôi lãi khá, giá tôm xô (15 - 30 con/kg) dao động 190 - 220 ngàn đồng/kg. Nuôi tôm càng xanhtrong mương vườn (nuôi nhử, nuôi nhốt) được người dân áp dụng phổ biến. Nuôi bán thâm canh trong ao đất cũng phát triển khá tốt, mang lại thu nhập ổn định cho người dân.
Lý giải vì sao con tôm càng canhđược tỉnh “ưu ái”, ông Châu Hữu Trị - Giám đốc Trung tâm Khuyến nông tỉnh Bến Tre chia sẻ: “Diện tích (đất nuôi tôm càng xanh) mình đang có lớn, trong 72 ngàn héc-ta đất trồng dừa thì mương vườn dừa đã chiếm 15% diện tích - khoảng 10,8 ngàn héc-ta.
Chỉ dẫn địa lý cho tôm càng xanh
Lại tiếp về câu chuyện vì sao tỉnh chọn con tôm càng xanhđể cho nó một “danh phận”. Nhiều thông tin được trình bày tại hội thảo triển khai dự án xây dựng, quản lý và phát triển chỉ dẫn địa lý “Bến Tre” cho sản phẩm tôm càng xanh do Sở Khoa học và Công nghệ tổ chức hôm cuối tháng 9-2019.
Còn theo nhận định của Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên hợp quốc (FAO) năm 2009, tôm càng xanhlà một trong những đối tượng thủy sản nước ngọt có giá trị kinh tế cao.
Tôm càng xanh. Ảnh: M.Tân
Sản phẩm tôm càng xanhmang chỉ dẫn địa lý được bảo hộ sẽ có giá trị cao hơn so với các sản phẩm không được mang chỉ dẫn địa lý. Đồng thời, với chỉ dẫn địa lý, con tôm càng xanhBến Tre sẽ có cơ hội nâng cao danh tiếng, mở rộng thị trường trong và ngoài nước, gia tăng nguồn thu nhập cho nông hộ.
Tuy nhiên, việc phát triển diện tích nuôi tôm càng xanhcũng gặp nhiều khó khăn, nếu được quan tâm tháo gỡ, triển vọng mà loại thủy sản này mang lại cho kinh tế nông hộ là rất lớn.
Tại tỉnh Bến Tre, phong trào nuôi tôm càng xanhđang phát triển mạnh, nhu cầu giống tôm càng xanhhàng năm khá lớn từ 200 - 300 triệu giống/năm. Tuy nhiên, hiện toàn tỉnh chỉ có 5 trại sản xuất giống tôm càng xanhở quy mô nhỏ, công nghệ thiết bị còn thô sơ, đơn giản, quy trình chưa ổn định nên chưa chủ động được nguồn giống.
Trung tâm Khuyến nông tỉnh đề ra một số giải pháp trong thời gian tới nhằm đẩy mạnh phong trào nuôi TCX như: thực hiện thành công dự án sản xuất giống tôm càng xanhtoàn đực để giúp nông dân chủ động được nguồn giống và đảm bảo chất lượng. Tiếp tục hỗ trợ hoặc có chính sách vay vốn khuyến khích nông dân sản xuất nông nghiệp.
Các cấp, ngành cần quy hoạch cụ thể vùng nuôi chuyên, xen để từ đó người dân có định hướng và an tâm sản xuất. Tiến tới xây dựng chuỗi giá trị và chỉ dẫn địa lý cho tôm càng xanh.
Chi cục Thủy sản Bến Tre đưa ra số liệu dự kiến năm 2020: Tổng diện tích nuôi thủy sản là 47.000ha. Trong đó, nuôi thủy sản lợ, mặn 40.200ha: tôm biển 35.000ha (nuôi tôm 2 giai đoạn 1.500ha, tôm thâm canh, bán thâm canh xoay vòng 12.000ha); nhuyễn thể 5.200ha.
Thể tích nuôi lồng bè 56.000m3. Nuôi thủy sản nước ngọt 6.800ha: tôm càng xanh 1.800ha; cá 4.550ha (cá tra 800ha); thủy đặc sản khác 450ha. Tổng sản lượng thủy sản nuôi 300.000 tấn. Trong đó, sản lượng tôm biển 62.000 tấn; tôm càng xanh800 tấn.
|
Theo (doanhnghiepvn.vn)
T/h: M.Phúc (dongbang.vn)