Nông dân đang thu hoạch mía
Tới đây, công ty sẽ triển khai đến các hộ trồng mía ở Hậu Giang. Tuy nhiên, nhiều nông dân cho rằng, với mức giá bao tiêu như trên, người trồng mía rất bấp bênh, bởi các chi phí đầu tư cho sản xuất mía đều tăng.
Mấy năm nay, sản xuất mía không có lãi, thậm chí thua lỗ nên nhiều nông dân ở ĐBSCL đồng loạt phá bỏ ruộng mía. Tại Hậu Giang, từ năm 2018 trở về trước, mỗi năm sản xuất từ 10.580ha mía trở lên; năm 2020 chỉ còn không tới 5.900ha.
Mấy năm nay, sản xuất mía không có lãi, thậm chí thua lỗ nên nhiều nông dân ở ĐBSCL đồng loạt phá bỏ ruộng mía. Tại Hậu Giang, từ năm 2018 trở về trước, mỗi năm sản xuất từ 10.580ha mía trở lên; năm 2020 chỉ còn không tới 5.900ha.
Tại Long An, Sóc Trăng, Bến Tre, Trà Vinh, Kiên Giang… hàng ngàn hécta mía đã bị nông dân phá bỏ để chuyển sang trồng cây ăn trái, rau màu, nuôi thủy sản. Sở NN-PTNT các tỉnh ĐBSCL lo lắng, nếu vụ mía mới năm 2020 giá mía vẫn ở mức thấp và nông dân thua lỗ thì những cánh đồng mía sẽ thu hẹp mạnh hơn.
NGUYỄN THANH - (sggp.org.vn)
T/h: H.Phong (dongbang.vn)