Ứng dụng công nghệ cao gắn với chuỗi giá trị để sản xuất nông nghiệp bền vững

Thứ sáu, 02 Tháng 4 2021 07:53 (GMT+7)
Nuôi trồng thủy sản đang ngày càng phát triển và có vai trò quan trọng trên thế giới. Sản lượng nuôi trồng thủy sản thế giới hiện trên 82 triệu tấn, trong đó Việt Nam đạt trên 4,2 triệu tấn – đứng thứ tư thế giới và ĐBSCL chiếm khoảng 70% tổng diện tích và sản lượng nuôi cả nước.
Ngày 30-3, tại Trường đại học Cần Thơ đã diễn ra hội nghị "Phát triển bền vững ĐBSCL – nông nghiệp, thủy sản và môi trường thích ứng với biến đổi khí hậu". Tham dự hội nghị có ông Shimizu Akika, Trưởng đại diện Văn phòng JICA Việt Nam, cùng lãnh đạo các viện trường và các địa phương trong vủng ĐBSCL.
Ứng dụng công nghệ cao gắn với chuỗi giá trị để sản xuất nông nghiệp bền vững ảnh 1
Quang cảnh hội nghị
 
Tại hôi nghị, báo cáo tham luận của các nhà khoa học đã đánh giá những tác động và đề xuất các giải pháp giúp ngành nông nghiệp, thủy sản, thích ứng với biến đổi khí hậu (BĐKH). Theo đó, mùa mưa ĐBSCL được dự bao sẽ rút ngắn, mùa khô kéo dài hơn nên sẽ làm trầm trọng thêm tình trạng thiếu nước ngọt và gia tăng xâm nhập mặn.   
 
Theo Giáo sư Ishimmatsu Atsushi (Cố vấn học thuật dự án JICA) cho rằng, ĐBSCL là một trong những đồng bằng dễ bị ảnh hưởng do BĐKH trên thế giới. Để phát triển nông nghiệp và thủy sản bền vững, cần có cách tiếp cận mới theo tinh thần Nghị quyết 120. Cần thúc đẩy quy hoạch tích hợp, ứng dụng công nghệ thông tin, hỗ trợ sự tham gia của các bên liên quan. Cụ thể là đánh giá chi tiết các thay đổi BĐKH trong tương lai. Qua đó, đề xuất các mô hình phù hợp với điều kiện thay đổi theo tinh thần “thuận thiên”.
Ứng dụng công nghệ cao gắn với chuỗi giá trị để sản xuất nông nghiệp bền vững ảnh 2
Tôm đang là mặt hàng chiến lược trong xuất khẩu thủy sản của Việt Nam
 
Nuôi trồng thủy sản đang ngày càng phát triển và có vai trò quan trọng trên thế giới. Sản lượng nuôi trồng thủy sản thế giới hiện đạt trên 82 triệu tấn; trong đó Việt Nam đạt trên 4,2 triệu tấn, đứng thứ 4 thế giới và ĐBSCL chiếm khoảng 70% tổng diện tích và sản lượng nuôi cả nước.
Ứng dụng công nghệ cao gắn với chuỗi giá trị để sản xuất nông nghiệp bền vững ảnh 3
Thu hoạch cá tra tại ĐBSCL
 
Các nhà khoa học cũng cho rằng: ĐBSCL cần chuyển từ tập trung sản xuất thuần túy là cây lúa sang nông nghiệp đa dạng, gắn với thị trường, số lượng, chất lượng. Đặc biệt là ứng dụng công nghệ cao gắn với chuỗi giá trị. Tôn trọng quy luật tự nhiên, chọn mô hình thích ứng theo tự nhiên, thân thiện với môi trường và phát triển bền vững.
 
GS.TS Hà Thanh Toàn, Hiệu trưởng Trường ĐH Cần Thơ cho biết: Nghị quyết 120 của Chính phủ đã nêu tầm quan trọng của vùng trong sản xuất nông nghiệp và thủy sản, đảm bảo an ninh lương thực và đóng góp đáng kể vào tổng giá trị xuất khẩu của cả nước. Đồng thời cũng nêu ra những thách thức mà vùng ĐBSCL phải đối mặt do đây là vùng đất mẫn cảm với thay đổi của tự nhiên.
 
Để giải quyết những thách thức đó, góp phần giúp ĐBSCL phát triển bền vừng, thịnh vượng, ĐBSCL cần chủ động thích ứng, phát huy tiềm năng, thế mạnh, chuyển hóa những thách thức thành cơ hội để phát triển; bảo đảm được cuộc sống ổn định, khá giả cho người dân cũng như bảo tồn được những giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc của vùng. Trong đó, đầu tư đúng mức cho sự phát triển và ứng dụng khoa học công nghệ đóng vai trò hết sức quan trọng.
 
CAO PHONG - (sggp.org.vn)
T/h: H.Phong (dongbang.vn)

Bài viết mới nhất của Ngành Giống nông sản - Thủy sản