Công trình Nhà máy điện gió số 5 đang gấp rút hoàn thành chào mừng Đại hội Đảng bộ tỉnh Bến Tre lần thứ 11 (2020 - 2025).
Bến Tre là tỉnh có cách làm sáng tạo, đi đầu trong lãnh đạo thực hiện Nghị quyết T.Ư 4, khóa XI, khóa XII gắn với thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị và các quy định của T.Ư, nhất là Quy định về nêu gương của cán bộ, đảng viên. Để thực hiện tốt vai trò nêu gương, hằng năm Bí thư Tỉnh ủy, Bí thư các Huyện ủy, Thành ủy, Đảng ủy trực thuộc xã, phường thực hiện nội dung đăng ký và công khai rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng; phổ biến đến tổ nhân dân tự quản để cán bộ, đảng viên và nhân dân giám sát việc thực hiện. Qua đó, bước đầu ngăn chặn suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống trong cán bộ, đảng viên; ngày càng có nhiều gương điển hình tiêu biểu trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.
Công tác xây dựng Đảng về chính trị, tư tưởng và đạo đức được tăng cường. Việc nắm bắt diễn biến tư tưởng và giáo dục chính trị tư tưởng cho cán bộ, đảng viên tại chi bộ được chú trọng hơn. Từ đó, tạo sự chuyển biến về nhận thức và hành động của các cấp ủy và đội ngũ cán bộ, đảng viên được nâng lên rõ rệt trong triển khai thực hiện các chủ trương của T.Ư, của Tỉnh ủy và các cấp ủy. Đồng thời, lãnh đạo thực hiện tốt công tác tổ chức, cán bộ. Kiện toàn sắp xếp tổ chức bộ máy, hệ thống chính trị các cấp tinh gọn, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động; thực hiện một số mô hình kiêm nhiệm trong hệ thống chính trị và bố trí người đứng đầu cấp ủy, chính quyền không phải là người địa phương ở cấp huyện, xã, ở một số đơn vị bước đầu phát huy hiệu quả. Đến nay, toàn tỉnh có hai huyện, 17 xã thực hiện mô hình Bí thư cấp ủy đồng thời là Chủ tịch UBND; 389 ấp, khu phố thực hiện mô hình kiêm nhiệm.
Phương thức lãnh đạo có nhiều đổi mới, tăng cường công tác lãnh đạo của Tỉnh ủy và các cấp ủy đối với cơ sở thông qua việc cử cán bộ tỉnh, huyện về phụ trách và chỉ đạo cơ sở với phương châm “Tỉnh nắm tới xã, huyện nắm tới ấp, khu phố; xã nắm tới hộ gia đình”; trách nhiệm của cấp ủy viên và người đứng đầu được phát huy. Hiệu lực, hiệu quả hoạt động và chất lượng phục vụ của bộ máy chính quyền ngày càng tốt hơn. Chất lượng hoạt động của Hội đồng nhân dân, hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước của UBND các cấp được nâng lên; trách nhiệm công vụ và việc chấp hành kỷ luật, kỷ cương hành chính của cán bộ, công chức, viên chức có chuyển biến tốt.
Công tác cải cách hành chính, chế độ công vụ, công chức được tập trung thực hiện từ tỉnh đến cơ sở đạt được những kết quả tích cực, từng bước tinh gọn tổ chức bộ máy, tinh giản biên chế và sáp nhập đơn vị hành chính theo đúng quy định. Đến nay, toàn tỉnh đã giảm bảy đơn vị cấp xã, phường và 18 ấp, khu phố sau khi sát nhập. Công tác dân vận, nhất là dân vận chính quyền được cấp ủy quan tâm lãnh đạo và có sự chuyển biến tích cực; nội dung, phương thức hoạt động của MTTQ, các tổ chức chính trị - xã hội, các hội quần chúng có bước đổi mới và hiệu quả hơn; chính trị - xã hội ổn định; quốc phòng, an ninh được bảo đảm, công tác nội chính chuyển biến tích cực.
Kinh tế của tỉnh tăng trưởng bình quân 5 năm ước đạt 6,41%/năm. Trong đó, khu vực I tăng 3,92%/năm, khu vực II tăng 10,44%/năm, khu vực III tăng 6,75%/năm. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực; GRDP bình quân đầu người ước đạt 43,6 triệu đồng. Tỉnh Bến Tre đã cơ bản thoát khỏi tụt hậu, mức sống của người dân đã vươn lên ngang bằng mức sống trung bình của người dân các tỉnh trong khu vực. Chất lượng tăng trưởng các khu vực được nâng lên, năng suất lao động tăng bình quân 10,99%/năm, đóng góp của năng suất các yếu tố tổng hợp (TFP) vào tăng trưởng GRDP khoảng 20% (giai đoạn 2010 - 2015 là 14,3%).
Lĩnh vực nông nghiệp được đầu tư và phát triển khá toàn diện. Thực hiện Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp gắn với phát triển chuỗi giá trị và liên kết bền vững đạt kết quả bước đầu. Diện tích, sản lượng dừa tăng mạnh, chuỗi giá trị cây dừa khá hoàn chỉnh, giá trị xuất khẩu sản phẩm từ dừa đạt 265 triệu USD (chiếm 22% tổng kim ngạch xuất khẩu). Cây ăn trái chuyển đổi theo hướng chuyên canh, cây đặc sản có giá trị kinh tế cao phục vụ nhu cầu xuất khẩu, tiêu thụ trong nước, gắn phát triển du lịch. Giá trị sản phẩm trồng trọt và nuôi trồng thủy sản năm 2019 đạt khoảng 160 triệu đồng/ha, tăng 38,86 triệu đồng/ha so với năm 2015. Chương trình xây dựng nông thôn mới phát triển khá, đạt 55 xã; có 80 xã đạt từ 10 đến 18 tiêu chí. Huyện Chợ Lách đạt chuẩn huyện nông thôn mới; TP Bến Tre hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới; kết quả đó làm cho đời sống nhân dân và diện mạo nông thôn tiếp tục khởi sắc.
Lĩnh vực công nghiệp - xây dựng tăng trưởng khá, giá trị sản xuất tăng bình quân 11,6%/năm. Hạ tầng các khu, cụm công nghiệp được quan tâm đầu tư; khu công nghiệp An Hiệp, Giao Long đã được lấp đầy và hoạt động ổn định. Ngoài ra, tỉnh đã xây dựng và đưa vào hoạt động ba cụm công nghiệp, đang triển khai xây dựng khu công nghiệp Phú Thuận (chuẩn bị tiếp nhận đầu tư vào năm 2021); giá trị sản xuất trong các khu, cụm công nghiệp chiếm 61,8% giá trị sản xuất công nghiệp và 66,5% tổng kim ngạch xuất khẩu; tỷ lệ giá trị sản phẩm công nghệ cao và ứng dụng công nghệ cao trong tổng giá trị sản xuất công nghiệp đến cuối năm 2020 ước đạt 30%, tăng 7,2 điểm % so với năm 2016; giải quyết việc làm cho khoảng 38.000 lao động.
Thương mại, dịch vụ phát triển khá. Hệ thống chợ, siêu thị được đầu tư nâng cấp, mở rộng, bao phủ toàn tỉnh, đáp ứng nhu cầu mua sắm của nhân dân; Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng ước đạt 204.274 tỷ đồng, tăng bình quân 11,8%/năm. Du lịch phát triển khá mạnh, lượng khách tăng bình quân 12,5%/năm, doanh thu tăng bình quân 16,5%/năm. Thị trường xuất khẩu của tỉnh mở rộng trên 126 nước và vùng lãnh thổ, tăng tỷ trọng hàng công nghiệp chế biến và một số sản phẩm có giá trị cao. Tổng kim ngạch xuất khẩu ước đạt 5.074 triệu USD, đạt 89,6% so Nghị quyết, tăng 12,8%/năm; trong đó tỷ trọng hàng công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp xuất khẩu chiếm bình quân 82,9% trên tổng kim ngạch xuất khẩu. Tổng kim ngạch nhập khẩu đạt 2.059,8 triệu USD, đạt 114,4%.
Cơ cấu các thành phần kinh tế, kinh tế hợp tác và các hình thức liên kết sản xuất chuyển dịch theo hướng tích cực, gắn với chuỗi giá trị; kinh tế dân doanh phát triển khá nhanh, hoạt động hiệu quả. Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP), “Đồng Khởi khởi nghiệp và phát triển doanh nghiệp” được tập trung thực hiện, đạt kết quả khả quan. Thu hút đầu tư đạt khá, với số vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài là 1.088 triệu USD, tăng 2,36 lần và vốn đầu tư trong nước ước đạt 68.414 tỷ đồng, tăng 4,28 lần so với nhiệm kỳ trước. Tổng vốn đầu tư toàn xã hội ước đạt 82.941 tỷ đồng, vượt 3,4% so Nghị quyết và tăng gần 1,43 lần so với giai đoạn trước; hiệu quả sử dụng vốn đầu tư (ICOR) được cải thiện đáng kể (năm 2016 là 5,2; năm 2020 là 4,3).
Quy hoạch đô thị được tập trung thực hiện đúng định hướng, tỷ lệ đô thị hóa đạt khoảng 20%; TP Bến Tre đạt chuẩn đô thị loại II; thị trấn Ba Tri, Bình Đại, Mỏ Cày đạt chuẩn đô thị loại IV; có 20 trung tâm xã, thị trấn được công nhận đô thị loại V (đạt chỉ tiêu Nghị quyết); thu hút đầu tư xây dựng các khu đô thị mới, khu dân cư đạt kết quả khá tốt.
Văn hóa, xã hội, khoa học và công nghệ có bước phát triển, an sinh xã hội cơ bản được bảo đảm. Quy mô mạng lưới trường, lớp được đầu tư và phát triển hợp lý, đáp ứng nhu cầu học tập của xã hội. Công tác bảo vệ, chăm sóc sức khỏe nhân dân và phòng, chống dịch bệnh được triển khai thực hiện tốt. Mạng lưới y tế từ tỉnh đến cơ sở được củng cố; cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế được đầu tư từng bước hiện đại; chất lượng khám và điều trị được nâng lên. Chính sách khám, chữa bệnh cho người nghèo được quan tâm; tỷ lệ bảo hiểm y tế đạt 90,19%. Công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình có chuyển biến, chất lượng dân số được nâng lên.
Đảng bộ tỉnh nghiêm túc đánh giá những yếu kém, đó là: Công tác xây dựng đảng, xây dựng hệ thống chính trị ở một số nơi chưa được quan tâm đúng mức; năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của một số tổ chức cơ sở đảng chậm được nâng lên; kinh tế phát triển chưa toàn diện; cơ cấu kinh tế chuyển dịch chậm, tốc độ tăng trưởng kinh tế chưa đạt chỉ tiêu đề ra; văn hóa, xã hội còn một số mặt hạn chế; tình hình an ninh, trật tự ở một số địa bàn, lĩnh vực có lúc, có nơi còn diễn biến phức tạp.
Kế thừa thành quả của nhiều nhiệm kỳ trước, đồng thời nghiêm túc nhìn nhận những hạn chế, yếu kém, từ đó đề ra những giải pháp khắc phục hiệu quả, Đại hội lần thứ 11 của Đảng bộ tỉnh, nhiệm kỳ 2020 - 2025, nhất định sẽ tiếp tục vượt qua khó khăn để đưa kinh tế - xã hội tỉnh nhà phát triển bền vững, bắt kịp khu vực và cả nước trong thời gian tới. Trong đó, nhiệm vụ trọng tâm là tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh; phát huy sức mạnh đoàn kết, tinh thần Đồng Khởi, ý chí, khát vọng vươn lên của người Bến Tre; tập trung phát triển công nghiệp chế biến, chế tạo, năng lượng tái tạo và nông nghiệp giá trị gia tăng cao; đẩy mạnh ứng dụng khoa học - công nghệ, đổi mới sáng tạo; thúc đẩy khởi nghiệp và phát triển doanh nghiệp; phát triển Bến Tre về hướng đông, huy động và sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực cho phát triển kinh tế - xã hội; giữ vững ổn định an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, bảo đảm quốc phòng; xây dựng và phát triển văn hóa, con người Bến Tre đáp ứng yêu cầu phát triển nhanh và bền vững. Phấn đấu xây dựng Bến Tre trở thành tỉnh phát triển khá của vùng đồng bằng sông Cửu Long vào năm 2025 và của cả nước vào năm 2030.
Công tác xây dựng Đảng về chính trị, tư tưởng và đạo đức được tăng cường. Việc nắm bắt diễn biến tư tưởng và giáo dục chính trị tư tưởng cho cán bộ, đảng viên tại chi bộ được chú trọng hơn. Từ đó, tạo sự chuyển biến về nhận thức và hành động của các cấp ủy và đội ngũ cán bộ, đảng viên được nâng lên rõ rệt trong triển khai thực hiện các chủ trương của T.Ư, của Tỉnh ủy và các cấp ủy. Đồng thời, lãnh đạo thực hiện tốt công tác tổ chức, cán bộ. Kiện toàn sắp xếp tổ chức bộ máy, hệ thống chính trị các cấp tinh gọn, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động; thực hiện một số mô hình kiêm nhiệm trong hệ thống chính trị và bố trí người đứng đầu cấp ủy, chính quyền không phải là người địa phương ở cấp huyện, xã, ở một số đơn vị bước đầu phát huy hiệu quả. Đến nay, toàn tỉnh có hai huyện, 17 xã thực hiện mô hình Bí thư cấp ủy đồng thời là Chủ tịch UBND; 389 ấp, khu phố thực hiện mô hình kiêm nhiệm.
Phương thức lãnh đạo có nhiều đổi mới, tăng cường công tác lãnh đạo của Tỉnh ủy và các cấp ủy đối với cơ sở thông qua việc cử cán bộ tỉnh, huyện về phụ trách và chỉ đạo cơ sở với phương châm “Tỉnh nắm tới xã, huyện nắm tới ấp, khu phố; xã nắm tới hộ gia đình”; trách nhiệm của cấp ủy viên và người đứng đầu được phát huy. Hiệu lực, hiệu quả hoạt động và chất lượng phục vụ của bộ máy chính quyền ngày càng tốt hơn. Chất lượng hoạt động của Hội đồng nhân dân, hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước của UBND các cấp được nâng lên; trách nhiệm công vụ và việc chấp hành kỷ luật, kỷ cương hành chính của cán bộ, công chức, viên chức có chuyển biến tốt.
Công tác cải cách hành chính, chế độ công vụ, công chức được tập trung thực hiện từ tỉnh đến cơ sở đạt được những kết quả tích cực, từng bước tinh gọn tổ chức bộ máy, tinh giản biên chế và sáp nhập đơn vị hành chính theo đúng quy định. Đến nay, toàn tỉnh đã giảm bảy đơn vị cấp xã, phường và 18 ấp, khu phố sau khi sát nhập. Công tác dân vận, nhất là dân vận chính quyền được cấp ủy quan tâm lãnh đạo và có sự chuyển biến tích cực; nội dung, phương thức hoạt động của MTTQ, các tổ chức chính trị - xã hội, các hội quần chúng có bước đổi mới và hiệu quả hơn; chính trị - xã hội ổn định; quốc phòng, an ninh được bảo đảm, công tác nội chính chuyển biến tích cực.
Kinh tế của tỉnh tăng trưởng bình quân 5 năm ước đạt 6,41%/năm. Trong đó, khu vực I tăng 3,92%/năm, khu vực II tăng 10,44%/năm, khu vực III tăng 6,75%/năm. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực; GRDP bình quân đầu người ước đạt 43,6 triệu đồng. Tỉnh Bến Tre đã cơ bản thoát khỏi tụt hậu, mức sống của người dân đã vươn lên ngang bằng mức sống trung bình của người dân các tỉnh trong khu vực. Chất lượng tăng trưởng các khu vực được nâng lên, năng suất lao động tăng bình quân 10,99%/năm, đóng góp của năng suất các yếu tố tổng hợp (TFP) vào tăng trưởng GRDP khoảng 20% (giai đoạn 2010 - 2015 là 14,3%).
Lĩnh vực nông nghiệp được đầu tư và phát triển khá toàn diện. Thực hiện Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp gắn với phát triển chuỗi giá trị và liên kết bền vững đạt kết quả bước đầu. Diện tích, sản lượng dừa tăng mạnh, chuỗi giá trị cây dừa khá hoàn chỉnh, giá trị xuất khẩu sản phẩm từ dừa đạt 265 triệu USD (chiếm 22% tổng kim ngạch xuất khẩu). Cây ăn trái chuyển đổi theo hướng chuyên canh, cây đặc sản có giá trị kinh tế cao phục vụ nhu cầu xuất khẩu, tiêu thụ trong nước, gắn phát triển du lịch. Giá trị sản phẩm trồng trọt và nuôi trồng thủy sản năm 2019 đạt khoảng 160 triệu đồng/ha, tăng 38,86 triệu đồng/ha so với năm 2015. Chương trình xây dựng nông thôn mới phát triển khá, đạt 55 xã; có 80 xã đạt từ 10 đến 18 tiêu chí. Huyện Chợ Lách đạt chuẩn huyện nông thôn mới; TP Bến Tre hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới; kết quả đó làm cho đời sống nhân dân và diện mạo nông thôn tiếp tục khởi sắc.
Lĩnh vực công nghiệp - xây dựng tăng trưởng khá, giá trị sản xuất tăng bình quân 11,6%/năm. Hạ tầng các khu, cụm công nghiệp được quan tâm đầu tư; khu công nghiệp An Hiệp, Giao Long đã được lấp đầy và hoạt động ổn định. Ngoài ra, tỉnh đã xây dựng và đưa vào hoạt động ba cụm công nghiệp, đang triển khai xây dựng khu công nghiệp Phú Thuận (chuẩn bị tiếp nhận đầu tư vào năm 2021); giá trị sản xuất trong các khu, cụm công nghiệp chiếm 61,8% giá trị sản xuất công nghiệp và 66,5% tổng kim ngạch xuất khẩu; tỷ lệ giá trị sản phẩm công nghệ cao và ứng dụng công nghệ cao trong tổng giá trị sản xuất công nghiệp đến cuối năm 2020 ước đạt 30%, tăng 7,2 điểm % so với năm 2016; giải quyết việc làm cho khoảng 38.000 lao động.
Thương mại, dịch vụ phát triển khá. Hệ thống chợ, siêu thị được đầu tư nâng cấp, mở rộng, bao phủ toàn tỉnh, đáp ứng nhu cầu mua sắm của nhân dân; Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng ước đạt 204.274 tỷ đồng, tăng bình quân 11,8%/năm. Du lịch phát triển khá mạnh, lượng khách tăng bình quân 12,5%/năm, doanh thu tăng bình quân 16,5%/năm. Thị trường xuất khẩu của tỉnh mở rộng trên 126 nước và vùng lãnh thổ, tăng tỷ trọng hàng công nghiệp chế biến và một số sản phẩm có giá trị cao. Tổng kim ngạch xuất khẩu ước đạt 5.074 triệu USD, đạt 89,6% so Nghị quyết, tăng 12,8%/năm; trong đó tỷ trọng hàng công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp xuất khẩu chiếm bình quân 82,9% trên tổng kim ngạch xuất khẩu. Tổng kim ngạch nhập khẩu đạt 2.059,8 triệu USD, đạt 114,4%.
Cơ cấu các thành phần kinh tế, kinh tế hợp tác và các hình thức liên kết sản xuất chuyển dịch theo hướng tích cực, gắn với chuỗi giá trị; kinh tế dân doanh phát triển khá nhanh, hoạt động hiệu quả. Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP), “Đồng Khởi khởi nghiệp và phát triển doanh nghiệp” được tập trung thực hiện, đạt kết quả khả quan. Thu hút đầu tư đạt khá, với số vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài là 1.088 triệu USD, tăng 2,36 lần và vốn đầu tư trong nước ước đạt 68.414 tỷ đồng, tăng 4,28 lần so với nhiệm kỳ trước. Tổng vốn đầu tư toàn xã hội ước đạt 82.941 tỷ đồng, vượt 3,4% so Nghị quyết và tăng gần 1,43 lần so với giai đoạn trước; hiệu quả sử dụng vốn đầu tư (ICOR) được cải thiện đáng kể (năm 2016 là 5,2; năm 2020 là 4,3).
Quy hoạch đô thị được tập trung thực hiện đúng định hướng, tỷ lệ đô thị hóa đạt khoảng 20%; TP Bến Tre đạt chuẩn đô thị loại II; thị trấn Ba Tri, Bình Đại, Mỏ Cày đạt chuẩn đô thị loại IV; có 20 trung tâm xã, thị trấn được công nhận đô thị loại V (đạt chỉ tiêu Nghị quyết); thu hút đầu tư xây dựng các khu đô thị mới, khu dân cư đạt kết quả khá tốt.
Văn hóa, xã hội, khoa học và công nghệ có bước phát triển, an sinh xã hội cơ bản được bảo đảm. Quy mô mạng lưới trường, lớp được đầu tư và phát triển hợp lý, đáp ứng nhu cầu học tập của xã hội. Công tác bảo vệ, chăm sóc sức khỏe nhân dân và phòng, chống dịch bệnh được triển khai thực hiện tốt. Mạng lưới y tế từ tỉnh đến cơ sở được củng cố; cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế được đầu tư từng bước hiện đại; chất lượng khám và điều trị được nâng lên. Chính sách khám, chữa bệnh cho người nghèo được quan tâm; tỷ lệ bảo hiểm y tế đạt 90,19%. Công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình có chuyển biến, chất lượng dân số được nâng lên.
Đảng bộ tỉnh nghiêm túc đánh giá những yếu kém, đó là: Công tác xây dựng đảng, xây dựng hệ thống chính trị ở một số nơi chưa được quan tâm đúng mức; năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của một số tổ chức cơ sở đảng chậm được nâng lên; kinh tế phát triển chưa toàn diện; cơ cấu kinh tế chuyển dịch chậm, tốc độ tăng trưởng kinh tế chưa đạt chỉ tiêu đề ra; văn hóa, xã hội còn một số mặt hạn chế; tình hình an ninh, trật tự ở một số địa bàn, lĩnh vực có lúc, có nơi còn diễn biến phức tạp.
Kế thừa thành quả của nhiều nhiệm kỳ trước, đồng thời nghiêm túc nhìn nhận những hạn chế, yếu kém, từ đó đề ra những giải pháp khắc phục hiệu quả, Đại hội lần thứ 11 của Đảng bộ tỉnh, nhiệm kỳ 2020 - 2025, nhất định sẽ tiếp tục vượt qua khó khăn để đưa kinh tế - xã hội tỉnh nhà phát triển bền vững, bắt kịp khu vực và cả nước trong thời gian tới. Trong đó, nhiệm vụ trọng tâm là tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh; phát huy sức mạnh đoàn kết, tinh thần Đồng Khởi, ý chí, khát vọng vươn lên của người Bến Tre; tập trung phát triển công nghiệp chế biến, chế tạo, năng lượng tái tạo và nông nghiệp giá trị gia tăng cao; đẩy mạnh ứng dụng khoa học - công nghệ, đổi mới sáng tạo; thúc đẩy khởi nghiệp và phát triển doanh nghiệp; phát triển Bến Tre về hướng đông, huy động và sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực cho phát triển kinh tế - xã hội; giữ vững ổn định an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, bảo đảm quốc phòng; xây dựng và phát triển văn hóa, con người Bến Tre đáp ứng yêu cầu phát triển nhanh và bền vững. Phấn đấu xây dựng Bến Tre trở thành tỉnh phát triển khá của vùng đồng bằng sông Cửu Long vào năm 2025 và của cả nước vào năm 2030.
HOÀNG TRUNG - (nhandan.com.vn)
T/h: H.Phong (dongbang.vn)