Giáo sư Michael Caldwell thuộc đại học Alberta ở Canada nói với BBC News: “Đây là hóa thạch rắn con đầu tiên mà chúng tôi tìm thấy”.
Loài rắn này được xác định xuất hiện từ 99 triệu năm trước, tức là cùng thời kỳ khủng long ngự trị, chúng sống ở vùng rừng Myanmar trong suốt kỷ Cretaceous, trước thời kỳ khủng long T-rex xuất hiện.
Tên khoa học của loài rắn này là Xiaophis Myanmarensis hay có thể tạm gọi là rắn rạng đông của Myanmar.
Hóa thạch rắn non này là một minh chứng cho thấy hệ sinh thái của chúng ta đa dạng hơn chúng ta nghĩ rất nhiều, và cung cấp những kiến thức đặc biệt, không ngờ tới về sự tiến hóa của một nhóm sinh vật tiêu biểu trong tự nhiên.
Cũng theo nhà sinh vật cổ học Michael Caldwell: “Loài rắn này có mối liên hệ với loài rắn cổ ở Argentina, Africa, Ấn Độ và Úc. Cho đến bây giờ, đây vẫn là điều quan trọng còn thiếu sót trong nghiên cứu về sự tiến hóa của loài rắn”.
Tạp chí Science cho biết, nghiên cứu chỉ ra loài rắn Xiaophis Myanmarensis có thể di chuyển tới môi trường rừng từ các vùng dưới nước và ven biển sớm hơn so với những suy nghĩ trước đó. Với cơ chế đó, sự phát triển xương sống của rắn có thể thay đổi rất ít trong hàng triệu năm.
Có thể loài rắn này sống tới 10 triệu năm, trước khi bị tuyệt chủng.
Mẫu vật hổ phách được tìm thấy có thể cung cấp những manh mối về môi trường sống của loài rắn này.
Michael Caldwell cho biết thêm: “Có thể thấy rõ là con rắn con này sống trong môi trường rừng ẩm ướt và nhiều thực vật, sâu bọ. Chúng ta không chỉ tìm thấy hóa thạch đầu tiên về rắn con, mà còn là bằng chứng đầu tiên về hóa thạch rắn ở trong rừng rậm”.
Ông cũng cho rằng phát hiện này đã làm tăng thêm sự hiểu biết về sự tiến hóa của loài rắn, những con rắn có niên đại 100 triệu năm được tìm thấy ở 20 hóa thạch tương đối hoàn chỉnh. Và có rất nhiều thông tin mới được lưu trữ trong hóa thạch rắn Xiaophis Myanmarensis này.