Ông Gerard Brown, người phụ trách chương trình diệt chuột trong thành phố này, xác nhận năm nay ngân sách chương trình sẽ có 1 triệu USD để đầu tư công nghệ, thuốc ngừa thai cho chuột và tổ chức nhiều hoạt động kêu gọi dân cư, doanh nghiệp tham gia diệt chuột.
Theo ông Brown, trong năm 2017 đã có thêm 2.000 cuộc gọi đến số 311 để báo tin về chuột. Nhờ các cuộc gọi này mà ông Peter Casey, thành viên cơ quan khoa học dữ liệu nội bộ mới của chính quyền thủ đô, được gọi là The Lab (phòng thí nghiệm), tìm cách xác định các hang chuột trong lòng đất.
Chính quyền thủ đô Washington, D.C, ra sức diệt chuột Ảnh: WASHINGTON TIMES
Trong ngày 9-8, ông Casey cùng các cộng sự công bố tài liệu nhan đề "Cái đuôi thập thò", trong đó là nỗ lực suốt 18 tháng để viết chương trình máy tính "vẽ" ra những nơi chuột có khả năng đào hang nhiều nhất. Giới chức thủ đô nước Mỹ cũng đã sử dụng bản đồ trên trong việc quyết định các doanh nghiệp nào được nhận trợ cấp 350.000 USD để sắm máy nén rác, nhằm ngăn chặn tình trạng chuột lục tìm rác thực phẩm. Ông Brown đánh giá với chương trình máy nén rác, người dân sẽ ít sử dụng hóa chất hơn. Tuy nhiên, loại máy này tốn khá nhiều điện.
Ngoài máy nén rác, đội ngũ của ông Brown đang nhắm đến 2 loại hóa chất: thuốc ngừa thai cho chuột (phân hủy nhanh trong gan chuột nên không thải ra môi trường) và băng khô (được bơm vào hang để làm chuột ngạt thở).
Nói về tầm quan trọng của cuộc chiến diệt chuột, nhà sinh thái học Bruce Colvin nhấn mạnh: "Chuột có thể làm thiệt hại hàng tỉ USD do gây cháy, gặm nhấm dây điện, gây nhiễm độc thực phẩm và phá hoại bao bì...