1. Nhện không thể tiêu hóa thức ăn ở dạng rắn
Sau khi bắt được mồi, nhện sẽ bơm một chất lỏng có tác dụng làm mềm, phân hủy mô cùng cơ quan bên trong con mồi. Đợi đến khi mọi thứ đã hoàn tất, chúng sẽ hút sạch những chất dinh dưỡng đó và chỉ để lại cái xác khô.
2. Máu nhện có phải màu xanh da trời?
Đối với con người và một số loài động vật khác, máu có màu đỏ là do chứa phân tử Hemoglobin có chứa sắt. Thế nhưng, đối với nhện cùng một số loài chân đốt khác, máu chúng chứa protein Hemocyanin trong suốt, nhưng có chứa gốc đồng. Khi chất này tiếp xúc với oxy sẽ xảy ra phản ứng trước khi biến thành màu xanh da trời.
Ảnh minh họa.
3. Nhện có thể kiểm soát được huyết áp khi di chuyển
Khi di chuyển, loài nhện không chỉ sử dụng cơ mà còn biết cách kết hợp với huyết áp để đi hoặc nhảy. Cụ thể, khi di chuyển, chúng sẽ co các bó cơ ở ngực làm tăng áp suất hemolymph ở chân giúp chúng đi lại dễ dàng hơn. Qua đó, có thể nhảy về các hướng khác nhau.
4. Nhện không có xương sống
Thực chất, nhện không có xương, thay vào đó chúng chỉ có bộ màng cứng để bảo vệ các cơ quan cùng mạch máu.
5. Nhện có thể tái chế tơ
Khi mạng nhện không còn dính và có nhiều chất bẩn bám vào, chúng sẽ ăn lại những tơ đó để lấy chất dinh dưỡng để tạo tơ mới.
6. Có một loài nhện sống trong nước
“Diving Bell” là loài nhện có thể sống trong nước. Được biết, nguyên nhân dẫn tới điều này là do chúng có một lớp tơ mịn bên ngoài cơ thể giúp nhện tạo những bong bóng khí giúp nó sống trong nước một khoảng thời gian nhất định.
7. Nam Cực không có nhện
Do thời tiết quá lạnh và khắc nghiệt, nên nhện không thể tồn tại ở Nam Cực.
8. Có một loài nhện ăn chay
Được phát hiện vào thập niên 80 của thế kỷ trước, Bagheera kiplingi là một loài nhện ăn chay khi thức ăn của chúng là chồi của cây keo. Tuy nhiên, thỉnh thoảng chúng cũng “đổi vị” bằng ấu trùng kiến.
Quốc Bảo - (doanhnghiepvn.vn)
T/h: Nhi - (dongbang.vn)