Tiểu hành tinh được đặt tên 2002 NN4 dự kiến sẽ di chuyển một cách an toàn ở khoảng cách 3.1 triệu dặm. Ảnh: Getty Images.
Tiểu hành tinh được các nhà khoa học phát hiện vào năm 2002 và đặt tên 2002 NN4, dự kiến sẽ di chuyển một cách an toàn ở khoảng cách 3,1 triệu dặm so với Trái đất.
Các vật thể bay qua trong vòng 120 triệu dặm so với Trái đất được NASA xem là một "cách tiếp cận gần gũi" và theo dõi một cách chặt chẽ.
"2002 NN4 là một tiểu hành tinh rất nổi tiếng với quỹ đạo đã biết, sẽ đi qua Trái đất ở khoảng cách an toàn", Tiến sĩ Ian O'Neill của NASA cho biết.
NN4 đang di chuyển với tốc độ 20.000 dặm/giờ, gấp mười lần tốc độ của một viên đạn. Nó có chiều dài lên tới 580 m, lớn hơn Tòa nhà Quốc hội Mỹ (440 m) và Tháp đồng hồ Big Ben (94 m) cộng lại.
Tiểu hành tinh 2002 NN4 cao bằng Tòa nhà Quốc hội Mỹ và Tháp đồng hồ Big Ben cộng lại.
Theo hệ thống theo dõi của đối tượng cận cảnh Trái đất của NASA, tiểu hành tinh sẽ tiếp cận gần nhất với Trái đất vào lúc 9 giờ 20 phút sáng nay theo giờ Việt Nam.
Các nhà thiên văn học hiện đang theo dõi gần 2.000 tiểu hành tinh, sao chổi và các vật thể khác đe dọa Trái đất của chúng ta và mỗi ngày lại có thêm những vật thể mới được tìm thấy.
Cách đây 66 triệu năm, Trái đất đã bị tiểu hành tinh va chạm giết chết toàn bộ khủng long, kể từ đó đến nay hành tinh của chúng ta chưa va phải những tảng đá vũ trụ lớn như vậy. Tuy nhiên, các vật thể nhỏ hơn có khả năng san phẳng toàn bộ thành phố đâm vào Trái đất thường xuyên. Một tảng đá dài khoảng 60 m tàn phá 800 dặm vuông rừng gần Tunguska ở Siberia vào ngày 30-6-1908.
NASA không tìm thấy vật thể nào mà họ đang theo dõi có khả năng va chạm với hành tinh của chúng ta, xác suất xảy ra va chạm lớn là khá nhỏ.
"Chúng ta có thể nói, không có vật thể lớn nào có khả năng tấn công Trái đất trong vài trăm năm tới", NASA tuyên bố.
Ngay cả khi chúng tấn công hành tinh của chúng ta, đại đa số các tiểu hành tinh sẽ không quét sạch sự sống như đã từng biết.
"Thảm họa toàn cầu" chỉ xảy ra khi các vật thể lớn hơn 3.000 feet (900 m) đâm vào Trái đất, theo NASA.
LÊ LÂM - (nhandan.com.vn)
T/h: H.Phong (dongbang.vn)