Mặt trăng của Trái Đất - ảnh: ISS
Hematit là một khoáng chất sắt không lạ lẫm với Trái Đất, với công thức hóa học Fe2O3. Các nhà nghiên cứu từ Viện Địa vật lý và Hành tinh Hawai'i tại Đại học Hawaii đã cố lần mò ra manh mỗi khiến mặt trăng lại bỗng dưng sở hữu thứ của hành tinh mẹ.
Thủ phạm bất ngờ: chính là lượng oxy trong tầng khí quyển trên của Trái Đất đã "đào thoát", theo những cơn gió Mặt Trời mạnh mẽ và bay lên đến tận Mặt Trăng. Với trạng thái bị "khóa" với hành tinh mẹ, Mặt Trăng của Trái Đất luôn hướng đến chúng ta với cùng một mặt cho dù nó xoay hướng nào, nên các cơn gió mang oxy liên tục táp vào cùng một điểm.
Bản đồ hematit trên Mặt Trăng (các đốm màu sáng) - ảnh do nhóm nghiên cứu cung cấp
Khu vực giàu hematit trên mặt trăng thuộc vĩ độ cao, có mối tương quan chặt chẽ với hàm lượng nước cao và là vùng cận biên, nơi luôn hướng về Trái Đất. Tất cả củng cố thêm cho giả thuyết. Ở các vùng xa xôi của mặt trăng, nơi không có cách gì tiếp cận với cơn gió mang oxy từ Trái Đất, hoàn toàn vắng bóng hematit dẫu vẫn giàu sắt.
Tiến sĩ Shuai Li, tác giả chính của nghiên cứu, nhấn mạnh rằng những phát hiện trên sẽ giúp con người hiểu thêm rất nhiều về quá trình phát triển mặt trăng, thứ phụ thuộc rất nhiều vào hành tinh mẹ Trái Đất.
Thu Anh - (nld.com.vn)
T/h: H.Phong (dongbang.vn)