Cận cảnh vật thể chứa 2.600 hợp chất hữu cơ ngoài hành tinh - Ảnh: BẢO TÀNG FIELD
Do được lấy lên nhanh chóng khỏi mặt hồ đóng băng nên thiên thạch chưa bị thấm nước lỏng, bảo đảm không "ô nhiễm" bởi các bào tử và vi khuẩn trên cạn và duy trì trạng thái nguyên sơ.
Theo nhà tiến sĩ Philipp Heck, người phụ trách nghiên cứu thiên thạch từ Bảo tàng Field (Mỹ) và là tác giả chính của nghiên cứu, thiên thạch này đã bị tan chảy tới 90% khi đi vào khí quyển Trái Đất. Mảnh còn sót lại chỉ bằng quả óc chó, được bọc trong thủy tinh, bên trong chứa đá nguyên thủy cực lạnh.
Kết quả phân tích gây sốc: họ đã tìm thấy tới 2.600 hợp chất hữu cơ và hợp chất chứa carbon, được hình thành từ khi hệ Mặt Trời còn sơ sinh – hơn 4,5 tỉ năm.
Những hợp chất này được cho là tương đồng với các hợp chất hữu cơ mà những thiên thạch khác đã mang đến Trái Đất khi nó mới hình thành. Điều này có nghĩa là một số trong số 2.600 hợp chất đó chính là những "khối xây dựng sự sống" cho Trái Đất mà chúng ta bấy lâu tìm kiếm.
Vì vậy, vật thể quý giá này là cơ hội tuyệt vời cho một cuộc "xuyên không" về thuở sơ khai của Trái Đất và tìm hiểu xem những vị tổ tiên vi sinh vật đầu tiên của chúng ta đã ra đời như thế nào từ những vật liệu ngoài hành tinh.
Nghiên cứu vừa công bố trên tạp chí khoa học Meteoritics & Planetary Science.
Thu Anh - (nld.com.vn)
T/h: H.Phong (dongbang.vn)