Trái Đất - Ảnh: NASA
Trong đó, ngày ngắn nhất được ghi nhận là 19-7-2020, khi 1 ngày thiếu mất 1,4602 giây, IERS đã để xuất bổ sung 1 "giây nhuận âm" mỗi ngày để các loại đồng hồ có thể chạy tương thích hơn với chuyển động của hành tinh.
Đây là một phát hiện hoàn toàn bất ngờ, theo The Telegraph, bởi trước đây, các nhà khoa học thường phải bổ sung những "giây nhuận" vào thời gian bởi Trái Đất trước năm 2020 dường như luôn quay chậm hơn tốc độ 24 giờ mỗi vòng. Chỉ riêng năm 2020, nó tăng tốc. Việc bổ sung giây nhuận âm vẫn đang là một cuộc tranh cãi.
"Rất có thể cần một giây "nhảy vọt" nếu tốc độ quay của Trái Đất tăng hơn nữa, nhưng còn quá sớm để nói liệu điều này có khả năng xảy ra không" - tiến sĩ Peter Whibberley, nhà nghiên cứu từ Phòng thí nghiệm vật lý quốc gia Mỹ, phát biểu trên The Telegraph.
Cho dù tốc độ quay của một hành tinh thường không ổn định suốt cuộc đời của nó, nhưng cũng rất cần xem xét đến những yếu tố khiến tốc độ này thay đổi chỉ trong thời gian ngắn. Hiện tượng quay nhanh hơn từng được "tiên tri" trong một nghiên cứu công bố trên tạp chí khoa học Science Advances năm 2015, cho rằng sự nóng lên toàn cầu có thể đẩy nhanh vòng quay của Trái Đất. Khi các sông băng tan chảy, sự phân bố lại khối lượng làm dịch chuyển hành tinh, khiến nó quay nhanh hơn trên trục của chính mình.
Anh Thư - (nld.com.vn)
T/h: H.Phong (dongbang.vn)